Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê toàn diện dành cho phụ nữ sinh con nhưng rất dễ gây biến chứng sau sinh. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống là rất quan trọng.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống

Khi phụ nữ sinh mổ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện gây tê tủy sống. Đây là phương pháp gây tê toàn diện giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi và thành công. Việc chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống là rất quan trọng, giúp quan sát và xử lý kịp thời khi bệnh nhân có biến chứng sau sinh.

Kỹ thuật gây tê tủy sống

Kỹ thuật gây tê tủy sống là kỹ thuật gây tê tại chỗ hay còn gọi là gây tê vùng để thực hiện các ca phẫu thuật. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc tê tiêm vào khoang dưới nhện. Nhằm ức chế tạm thời đường dẫn truyền thần kinh qua tủy sống để giảm đau khi phẫu thuật.

Vị trí tiêm thuốc tê thường nằm giữa đốt sống thắt lưng L2 – 3 hoặc L3 – 4. Chống chỉ định với bệnh nhân từ chối gây mê, người bị dị ứng thuốc tê, người rối loạn đông máu nặng, tăng áp lực nội sọ.

Kỹ thuật này được chỉ định cho:

  • Các phẫu thuật sản phụ khoa: Cắt tử cung, cắt ung nang buồng trứng, mổ lấy thai…
  • Các phẫu thuật tiết niệu: Cắt nội soi u xơ tiền liệt tuyến qua niệu đạo, sỏi niệu quản…
  • Các phẫu thuật chi dưới: Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối, ghép da, cắt cụt…
  • Các phẫu thuật ổ bụng ở tầng bụng dưới: Phẫu thuật thoát vị bẹn, phẫu thuật vùng cơ quan sinh dụng…

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống 1

Kỹ thuật gây tê tủy sống

Cách chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống

Với những bệnh nhân sau gây tê tủy sống, cần được theo dõi khoảng 2 giờ sau phẫu thuật tại phòng hồi tỉnh. Sau khi bệnh nhân có dấu hiệu ổn định sẽ tiếp tục được theo dõi tại phòng bệnh đến khi sức khỏe ổn định toàn diện.

Trong quá trình này, người nhà cần chăm sóc và theo dõi bệnh nhân thật cẩn thận để hạn chế các biến chứng. Dưới đây là những mẹo giúp chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống an toàn.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn

Để chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống đúng cách, cần thực hiện theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Các dấu hiệu về tri giác, nhịp tim, động mạch, điện tim, độ bão hòa mao mạch… Khi phát hiện có dấu hiệu sinh tồn nào bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật

Sau gây tê và phẫu thuật, cần theo dõi các dấu hiệu và biến chứng ở bệnh nhân để kịp thời xử lý.

  • Theo dõi biến chứng hạ huyết áp: Thường xảy ra 20 – 30 phút/lần, nguyên nhân do liệt dây thần kinh giao cảm gây giãn mạch vùng tê và giữ máu ở ngoại biên.
  • Buồn nôn và nôn: Biến chứng này thường xảy ra khi tụt huyết áp hoặc do thay đổi áp lực nội sọ…
  • Nhức đầu: Tình trạng đau nhức đầu thường xảy ra trong khoảng 24 – 48 giờ, do bị rách màng cứng làm mất não tủy.
  • Tình trạng bí tiểu: Thường do tác dụng phụ của thuốc tê (họ morphine), thuốc làm tăng trương lực cơ thắt cổ bàng quang gây bí tiểu.
  • Đau vùng tiêm thuốc tê ở lưng khiến người bệnh khó chịu.
  • Theo dõi thêm các biến chứng thần kinh: Các hiện tượng loạn cảm hoặc tăng cảm giác đau, hội chứng đuôi ngựa, viêm màng não…

Tìm hiểu thêm: Sau khi đi nội soi về bị đau bụng có sao không?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống 2
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống

Sau khi gây tê tủy sống bệnh nhân cần lưu ý những gì?

Để giảm các biến chứng sau gây tê và phẫu thuật, cần theo dõi bệnh nhân thật chặt chẽ. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống cần lưu ý những gì?

  • Bệnh nhân cần được theo dõi tại phòng hồi tỉnh ít nhất 2 giờ. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tốt, ổn định thì có thể chuyển từ phòng hồi tỉnh sang phòng nội trú để tiếp tục chăm sóc.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Sau khi phẫu thuật không nên cho bệnh nhân ăn uống ngay, chỉ cho bệnh nhân uống vài ngụm nước nhỏ. Sau khoảng 3 – 4, khi bệnh nhân ổn định và giảm các triệu chứng khó chịu thì có thể cho bệnh nhân ăn uống trở lại. Lưu ý, chỉ nên cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, nhẹ và dễ nuốt.
  • Hạn chế vận động mạnh trong khoảng 24 giờ để tránh làm tổn thương vết mổ, các hoạt động sinh hoạt cần có người chăm sóc hỗ trợ.
  • Khi có các triệu chứng như khó thở, đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm… cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Sau khi xuất viện, người nhà cần chăm sóc bệnh nhân theo các hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống 3

>>>>>Xem thêm: Điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên như thế nào?

Những lưu ý sau khi gây tê tủy sống làm phẫu thuật

Gây tê tủy sống là kỹ thuật được ứng dụng rất phổ biến trong các cuộc phẫu thuật. Việc chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống cũng cần được chú trọng, theo dõi chặt chẽ để hạn chế các biến chứng.

Bài viết trên là những thông tin về kỹ thuật gây tê tủy sống và những hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau gây tê tủy sống an toàn. Hy vọng bài viết trên của Kenshin sẽ mang lại những thông tin hữu ích về sức khỏe dành cho bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *