Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp

Đối với người lớn tuổi hoặc người gặp một số bệnh lý về huyết áp, việc thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà là điều quan trọng. Kenshin sẽ gửi đến bạn cách đo huyết áp đúng tư thế tại nhà, từ đó phát hiện huyết áp thay đổi để có cách khắc phục kịp thời.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp

Chỉ số huyết áp là thông số nói lên tình trạng sức khỏe của một người. Trang bị cho bản thân kiến thức về cách đo huyết áp như thế nào cho đúng cách, đúng tư thế sẽ giúp bạn kịp thời nhận biết huyết áp của người thân đột ngột tăng hay giảm và có biện pháp xử trí nhanh chóng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Vì sao cần theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà?

Nhiều người thường không nhận ra tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp tại nhà có lợi ích gì với sức khỏe. Dưới đây là một số lý do chúng ta nên đo huyết áp thường xuyên tại nhà:

  • Chẩn đoán bệnh sớm: Huyết áp thay đổi là dấu hiệu ban đầu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, ví dụ như bệnh huyết áp, tim mạch, thận. Việc theo dõi huyết áp sẽ có lợi ích chẩn đoán bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời và tránh biến chứng.
  • Theo dõi kết quả điều trị: Đo huyết áp trong quá trình điều trị bệnh cũng giúp đánh giá về hiệu quả của nó. Bạn sẽ thấy được các thay đổi trong thông số, từ đó hiểu được việc điều chỉnh thói quen sống như ăn ít chất béo, uống thuốc có hiệu quả không.
  • Khuyến khích bạn chú trọng việc chăm sóc sức khỏe: Đo huyết áp tại nhà giúp bạn hiểu được phần nào về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhờ vậy, bạn sẽ có thói quen chăm sóc và trách nhiệm hơn với sức khỏe của mình.
  • Giảm chi phí: Biết cách theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đến cơ sở y tế kiểm tra huyết áp. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bị lo lắng quá mức khi đến gặp bác sĩ khiến huyết áp tăng đột ngột và trở lại bình thường khi về nhà. Bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh tự đo tại nhà để kết quả đo được đúng nhất.

Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp 1

Theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe

Có thể thấy được rằng, đo huyết áp tại nhà vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí. Mặc dù vậy, nếu bệnh nhân thuộc nhóm có nhịp tim không ổn định thì việc tự theo dõi huyết áp tại nhà có khả năng không chính xác. Những người thuộc nhóm này không nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà mà cần đến bác sĩ để được đo với thiết bị chuyên dụng.

Các đối tượng cần theo dõi huyết áp tại nhà

Mỗi chúng ta đều nên tự theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà. Dưới đây là một số đối tượng càng cần chú ý và thường xuyên đo huyết áp hơn:

  • Người bệnh bị bệnh huyết áp thấp và bệnh huyết áp cao.
  • Bệnh nhân vừa được chẩn đoán cao huyết áp và chỉ định dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Căn cứ vào kết quả đo, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng cơ thể đáp ứng thuốc và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, chẳng hạn như người thừa cân, béo phì, có thói quen ăn mặn, người lớn tuổi, bệnh nhân rối loạn lipid máu, người uống rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên, đối tượng lười vận động, tiền sử gia đình có người cao huyết áp…
  • Phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp 2

Người lớn tuổi nên được đo huyết áp tại nhà thường xuyên

Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng tư thế

Vị trí chính xác để đo huyết áp thường là ở hai bên mặt trong cánh tay, phía trên cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 3cm, khu vực có động mạch cánh tay chạy qua. Nếu không thể đo ở cánh tay thì bạn có thể đo ở cổ chân.

Tư thế thường xuyên được áp dụng khi thăm khám và điều trị là tư thế ngồi. Việc đo huyết áp chỉ được diễn ra nếu bệnh nhân có thể ngồi thoải mái trên ghế có phần tựa lưng. Chỉ số sẽ chính xác nếu phần cánh tay bệnh nhân đặt ngang với vị trí tim.

Thời gian đo huyết áp tốt nhất là cùng một thời điểm cố định mỗi ngày, ví dụ như vào mỗi buổi sáng. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn so sánh, đánh giá kết quả đo được chính xác nhất. Chỉ số huyết áp vào buổi sáng thường cao hơn buổi tối.

Trước khi tiến hành đo, bạn cần lưu ý:

  • Không được dùng đồ uống, thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không vận động nặng, tập thể dục quá sức khoảng 30 phút trước khi đo.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể khoảng 5 phút rồi mới bắt đầu đo.

Tìm hiểu thêm: Tẩy tế bào chết tay chân với baking soda tại nhà cực thư giãn như tại spa

Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp 3
Không được vận động nặng trước khi đo huyết áp 30 phút

Sau khi chuẩn bị máy đo huyết áp và tâm trạng thoải mái, bạn hãy tiến hành thực hiện các bước sau:

  • Xác định vị trí đo, tìm động mạch ở vùng cần đo. Nhằm đánh giá chính xác về chỉ số huyết áp, bạn hãy đo cùng 1 bên tay, cùng 1 vị trí, cùng 1 máy đo để kiểm tra giữa các lần đo khác nhau.
  • Đặt phần ống nghe tim phổi vào vị trí động mạch đập nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp cơ.
  • Quấn dải băng cao su vòng quanh vị trí đo, quấn lên cả nơi áp ống nghe.
  • Tay bóp liên tục bong bóng hơi đến khi bạn không nghe thấy mạch đập qua ống nghe tim phổi nữa, sau đó từ từ xả hơi đến khi cột thủy ngân hoặc kim trên máy đo huyết áp trở về số 0.
  • Nghe, quan sát, ghi lại chỉ số đo được lên phiếu theo dõi huyết áp.

Một lời khuyên là khi đo, bạn nên thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút rồi lấy kết quả trung bình giữa các lần đo làm kết quả cuối cùng. Cách này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn chuẩn xác hơn.

Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đúng tư thế và những lưu ý khi đo huyết áp 4

>>>>>Xem thêm: Tổn thương tủy hoàn toàn và những điều cần biết

Tư thế ngồi là tư thế chuẩn khi đo chỉ số huyết áp

Cần làm gì nếu chỉ số huyết áp bất thường sau khi đo?

Đối với những người có tình trạng sức khỏe bình thường thì chỉ số huyết áp đạt chuẩn sẽ là:

  • Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 90 – 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 60 đến 84 mmHg.

Tùy thuộc vào kết quả nhận được mà cách xử trí cũng sẽ khác nhau. Nếu thấy chỉ số huyết áp tăng cao hơn bình thường thì bạn hãy đo lại 2 lần. Nếu các lần sau vẫn cho thông số tương tự, bệnh nhân kèm theo biểu hiện bất thường như tức ngực, khó thở, khó nói… thì cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng. Ngược lại, nếu chỉ số huyết áp thấp hơn bình thường thì người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc đang dùng và xây dựng thói quen sống lành mạnh.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách tự đo huyết áp tại nhà. Bạn hãy đo đúng tư thế và đúng cách để thông số hiển thị không bị sai lệch. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp cần được theo dõi chỉ thường xuyên để có cách xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *