Rất nhiều người đã gặp phải tình trạng đang vui vẻ, mọi chuyện diễn ra bình thường thì bỗng nhiên có cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng. Vậy, hồi hộp lo lắng điềm gì hay đây là dấu hiệu của loại bệnh lý nào đó?
Bạn đang đọc: Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
Chúng ta có thể cảm thấy đột nhiên hồi hộp vài lần trong đời, tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm thì bạn không nên chủ quan. Hãy cùng bài viết dưới đây lý giải xem hồi hộp lo lắng điềm gì hay nguy hiểm hơn đây là dấu hiệu của bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Contents
- 1 Hồi hộp lo lắng điềm gì? Hồi hộp lo lắng có phải bệnh lý không?
- 2 Nguyên nhân khiến cho cảm giác hồi hộp kéo dài
- 3 Hồi hộp lo lắng, khi nào cần đi khám?
- 4 Các bài viết liên quan
- 4.1 Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
- 4.2 Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
- 4.3 Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
- 4.4 Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
- 4.5 Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
- 4.6 Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?
- 4.7 Tìm hiểu về các loại khủng hoảng tâm lý và dấu hiệu để nhận biết
- 4.8 Chấp niệm là gì? Cách buông bỏ chấp niệm
- 4.9 Tìm hiểu tổng quan về rối loạn Jumping Frenchmen of Maine
- 4.10 Rizz là gì? Vì sao Rizz có sức hút lớn đến giới trẻ?
Hồi hộp lo lắng điềm gì? Hồi hộp lo lắng có phải bệnh lý không?
Hồi hộp, lo lắng chính là phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường của cơ thể khi gặp phải những tình huống gây sợ hãi, căng thẳng. Cụ thể, hồi hộp là khi bạn cảm thấy nhịp tim mình đập nhanh, mạnh một cách bất thường, tăng huyết áp, nhịp thở trở nên nhanh hơn và thậm chí là có thể gây khó thở. Theo tâm linh lý giải, nếu như bạn bất ngờ cảm thấy hồi hộp, lo lắng và bồn chồn thì đây có thể là một điềm báo tin lành hoặc tin dữ. Ngoài ra, việc chuyện sắp xảy ra là tốt hay xấu sẽ còn phụ thuộc vào thời gian mà bạn xuất hiện cảm giác hồi hộp.
Ví dụ, bạn đột nhiên cảm thấy hồi hộp vào khung giờ từ 19 đến 21 giờ thì rất có thể bạn sẽ phải nhận một tin không tốt. Theo dân gian, cảm thấy hồi hộp vào khung giờ này là lời cảnh báo cho những mối quan hệ không tốt. Những người xung quanh bạn có thể trở nên ghen ghét, đố kị, nói xấu sau lưng và thậm chí là hãm hại bạn thê thảm. Ngược lại, nếu cảm thấy hồi hộp từ 1 đến 3h sáng thì rất có thể là một dấu hiệu tốt cho công việc, bạn sẽ có thêm nhiều những ý tưởng sáng tạo. Nhìn chung, từ khoảng 19 giờ đến 1 giờ sáng thường sẽ là khung giờ xấu, bạn cảm thấy hồi hộp vào lúc này thì rất có thể bạn sẽ gặp chuyện không như ý muốn và bạn nên thận trọng. Từ 1 giờ sáng trở đi cho đến 19 giờ tối, bạn không cần phải quá lo lắng vì cảm giác hồi hộp vào thời điểm này như ngầm thông báo trước rằng bạn sẽ nhận được nhiều tin tốt lành, mọi chuyện suôn sẻ.
Hồi hộp lo lắng có thể là một dấu hiệu tâm linh
Ở mỗi người, cảm giác hồi hộp sẽ có những biểu hiện khác nhau và chúng thường không kéo dài. Mỗi người có thể cảm thấy mơ hồ, lo lắng chung chung hoặc về một vấn đề cụ thể nào đó. Tuy nhiên, nếu cảm giác hồi hộp xảy ra quá thường xuyên, khiến bạn không thể ăn ngon, ngủ yên giấc, chất lượng công việc giảm xuống thì đây có thể là lời cảnh báo bệnh lý chứ không phải do nguyên nhân tâm linh nào đó. Mà cụ thể, nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy hồi hộp với tần suất cao chính là bệnh rối loạn lo âu. Ngoài ra, hồi hộp cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác như bệnh tim mạch, người bệnh bị suy tim, rung nhĩ, cơn nhịp nhanh trên thất,… thường xuyên cảm thấy hồi hộp.
Một số bệnh lý cũng có thể khiến bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng
Nguyên nhân khiến cho cảm giác hồi hộp kéo dài
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho cảm giác hồi hộp kéo dài thường là do bệnh tâm lý và bệnh về tim mạch. Cụ thể:
- Stress kéo dài: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho bạn bị stress và trong cuộc sống, ai cũng sẽ bị stress ít nhất là 1 lần trong đời. Quan trọng hơn hết là bạn cần biết cách kiểm soát stress. Stress kéo dài có thể khiến cho tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol, làm rối loạn quá trình sản xuất các hormone trong cơ thể. Việc này dẫn đến hậu quả là bạn có thể có những biểu hiện khác thường trong hành vi, cảm xúc và cả thể chất. Và phần lớn, stress sẽ đi kèm cùng với hồi hộp và lo lắng thường trực.
- Rối loạn lo âu: Hồi hộp và lo lắng kéo dài chính là biểu hiện phổ biến của bệnh tâm lý rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu cũng có rất nhiều loại khác nhau và biểu hiện chung là người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, lo lắng một cách quá mức kéo dài.
- Trầm cảm: Người bệnh trầm cảm cũng có thể cảm thấy lo lắng, hồi hộp. Bên cạnh đó, họ cũng luôn trong trạng thái tinh thần u uất, suy nghĩ tiêu cực, chán trường.
- Bệnh lý tim mạch: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Cơ thể cũng xuất hiện một số biểu hiện bất thường khác như khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt,… thì khả năng cao bạn đã mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ có thể dẫn đến nhiều sự thay đổi trong hành vi, nhận thức và cả cảm xúc, thể chất. Tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phổ biến hơn ở nữ giới đặc biệt là những đối tượng như phụ nữ đang mang thai, vừa sinh con, mãn kinh hay đang trải qua kỳ kinh nguyệt,…
- Bệnh lý tuyến giáp: Bệnh lý tuyến giáp khiến cho các hormone bị rối loạn, làm cho người bệnh dễ bị căng thẳng, hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh và thường xuyên thấy bồn chồn,…
Như bạn có thể thấy, hồi hộp lo lắng đôi khi không đơn giản chỉ là một trạng thái cảm xúc mà đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh tâm lý và các vấn đề về tim mạch. Để biết được cụ thể tình trạng mà mình đang gặp phải, bạn nên tới gặp các bác sĩ để được họ chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp, điều trị nếu cần thiết.
Tìm hiểu thêm: Mài xương ổ răng cải thiện răng hô vẩu
Nếu cảm thấy hồi hộp kéo dài và xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường thì bạn cần đi thăm khám
Hồi hộp lo lắng, khi nào cần đi khám?
Để chủ động bảo vệ được sức khỏe của bản thân, bạn nên biết cách phân biệt cảm giác hồi hộp lo lắng thông thường và cảm giác hồi hộp do bệnh lý. Mỗi cảm giác sẽ có đặc điểm như sau:
- Hồi hộp lo lắng bình thường: Cảm giác hồi hộp lo lắng bình thường xuất hiện khi bạn gặp các vấn đề về cuộc sống, công việc, sức khỏe, tiền bạc,… Thế nhưng, sau khi các vấn đề, sự kiện bạn gặp đã qua đi hoặc bạn đã quen với nó thì bạn sẽ không còn cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp và lo lắng nữa.
- Hồi hộp lo lắng do bệnh lý: Nếu do nguyên nhân bệnh lý, cảm giác hồi hộp lo lắng sẽ xuất hiện thường xuyên và kéo dài mặc dù bạn không gặp vấn đề gì trong cuộc sống. Đi kèm theo là một số biểu hiện như khó thở, khó ngủ, sụt cân nhanh, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực,…
Để cải thiện được tình trạng hồi hộp kéo dài do bệnh lý, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị liệu tâm lý một cách bừa bãi. Cần thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu gặp phải các tác dụng phụ, nên ngừng uống và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Bánh mì chua là bánh mì gì? Tại sao bánh mì chua được ưa chuộng?
Phân biệt được các biểu hiện bất thường để chủ động bảo vệ sức khỏe
Bài viết đã cung cấp một số thông tin, giải đáp cho bạn đọc về tình trạng hồi hộp lo lắng. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay nguy hiểm hơn đây là lời cảnh báo bệnh lý? Hồi hộp có thể là một dấu hiệu tâm linh, tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu xuất hiện thường xuyên và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cả về sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan và bỏ qua các biểu hiện bệnh lý này.
Các bài viết liên quan
-
Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
-
Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
-
Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
-
Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
-
Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
-
Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?
-
Tìm hiểu về các loại khủng hoảng tâm lý và dấu hiệu để nhận biết
-
Chấp niệm là gì? Cách buông bỏ chấp niệm
-
Tìm hiểu tổng quan về rối loạn Jumping Frenchmen of Maine
-
Rizz là gì? Vì sao Rizz có sức hút lớn đến giới trẻ?