Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi không rõ nguyên nhân và kéo dài ngày khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Nếu chưa có nhiều thông tin về hội chứng này, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi và thông tin quan trọng cần biết
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc. Nhưng trong phạm vi bài viết này, Kenshin sẽ đề cập đến hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi. Hội chứng này còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh hay gọi theo cách dân gian là khóc dạ đề.
Contents
Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi là gì?
Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh hay khóc Colic là một dạng khóc do đau bụng co thắt. Hội chứng này dự báo giai đoạn suy nhược ở một trẻ nhũ nhi khỏe mạnh bình thường. Trong giai đoạn này, trẻ thường khóc nhiều hơn từ 2 – 3 tiếng mỗi ngày và người lớn thường không thể làm gì để giảm tình trạng này. Chính vì thế, các bậc cha mẹ càng thêm lo lắng.
Trẻ sơ sinh sẽ khóc khi cần bày tỏ nhu cầu hay mong muốn nào đó như đói bụng, bị ướt, bị bẩn, mệt mỏi, quá khích, mong muốn hỗ trợ,… Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi hay hội chứng Colic hay khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc do đau bụng co thắt.
Theo thống kê, có khoảng 1/5 trẻ sơ sinh bị đau bụng co thắt. Thời gian xuất hiện triệu chứng này thường rơi vào tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi chào đời. Tình trạng quấy khóc thường đạt đỉnh khi trẻ được 6 tuần tuổi và kết thúc ở khoảng tháng thứ 5 sau khi trẻ chào đời.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, trẻ được coi là có hội chứng Colic nếu quấy khóc không rõ nguyên nhân trong thời gian tối thiểu 3 giờ mỗi ngày và 3 ngày mỗi tuần. Tình trạng này sẽ kéo dài trong ít nhất một tuần và trẻ vẫn phát triển bình thường, không bị sút cân. Vậy là, chỉ cần theo dõi thời gian khóc không rõ nguyên do của trẻ cha mẹ cũng có thể xác định được trẻ mắc hội chứng quấy khóc.
Nguyên nhân gây hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi
Cứ 4 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ mắc hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Đây được xem là hiện tượng sinh lý khá bình thường ở trẻ sơ sinh. Dù không biết chính xác điều gì đã gây ra những cơn đau bụng co thắt khiến trẻ khóc dữ dội, nhưng một số quan điểm cho rằng nó có liên quan đến sự nhạy cảm quá mức ở ruột và rối loạn nhu động ruột.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ bị khóc do đau bụng có thắt có số lượng lợi khuẩn đường ruột Lactobacillus thấp hơn và số lượng vi khuẩn Coliform cao hơn so với những trẻ bình thường. Một số quan điểm cũng có rằng rối loạn nhu động ruột ở trẻ có thể do trẻ được ợ hơi không thường xuyên, trẻ được ăn quá nhiều hoặc quá ít, trẻ dị ứng với thực phẩm (thường gặp ở trẻ dùng sữa công thức thay vì sữa mẹ),…
Cũng có quan điểm cho rằng nếu trong thời gian mang thai, người mẹ hút thuốc lá thì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.
Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi có gây hậu quả gì không?
Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu trên trẻ có hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi và đưa ra kết luận rằng: Trẻ gặp hội chứng này giai đoạn sơ sinh lớn lên sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tâm lý, thể chất và hệ vi sinh. Điển hình như:
- Trẻ quấy khóc nhũ nhi khi lớn lên có nguy cơ hung hăng hơn trẻ khác gấp 7 lần.
- Nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ tăng khoảng 4,5 lần.
- Trẻ dễ mắc các chứng viêm nhiễm hơn các trẻ khác.
- Cái tôi cá nhân cao hơn trẻ khác gấp 9 lần.
- Trẻ dễ bị mắc các bệnh do nhiễm khuẩn hay bị dị ứng hơn trẻ khác.
Vì những lý do này, các bậc cha mẹ đều rất quan tâm đến cách phòng ngừa hội chứng. Nhưng trước hết, họ cần biết những dấu hiệu nhận biết hội chứng này.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Trẻ gặp hội chứng khóc dạ đề sẽ có các dấu hiệu nhận biết như:
- Trẻ khóc to dữ dội, mặt đỏ khác hẳn với khóc thông thường. Cha mẹ không thể xoa dịu trẻ trong nhiều giờ liên tục và cũng không rõ nguyên nhân là gì.
- Cơn khóc của trẻ thường bắt đầu vào buổi chiều muộn hoặc tối và trẻ thường khóc vào thời gian cố định trong ngày.
- Trong thời gian quấy khóc, bé không sụt cân, không sốt, vẫn vui chơi, phát triển bình thường.
- Quan sát kỹ cha mẹ có thể thấy khi khóc chân trẻ co lại, cơ bụng căng lên.
- Khi hết khóc trẻ thường sẽ trung tiện hoặc đại tiện.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết
Cần làm gì khi trẻ nhũ nhi mắc hội chứng quấy khóc?
Trẻ gặp hội chứng quấy khóc này sẽ tự hết sau 3 tháng. Một số trẻ sẽ tự hết sau 5 tháng mà không cần điều trị. Trong thời gian đó, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp xoa dịu, làm tăng cảm giác dễ chịu ở trẻ như:
- Cho trẻ bú mẹ hoặc dùng núm vú giả.
- Trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, được xoa dịu khi mẹ ôm ấp, vỗ về trẻ trong lòng.
- Cho trẻ ngâm mình thư giãn trong nước ấm với những trẻ thích nước.
- Cho trẻ nghe nhạc hoặc mẹ hát ru với những giai điệu êm đềm.
- Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng men vi sinh hoặc thuốc làm giảm sinh hơi trong ruột.
Với cha mẹ, ngoài việc tìm hiểu kỹ về hội chứng này để có thể giảm lo lắng, cha mẹ cũng cần chú trọng chăm sóc và kiểm soát cảm xúc bực bội mỗi khi trẻ quấy khóc. Những việc mẹ nên làm là:
- Không nên để trẻ bị đói, mệt, quá no, bị ướt, bị bẩn để tránh làm gia tăng cảm giác khó chịu ở trẻ.
- Chuẩn bị sẵn tâm lý để không bị bực bội, cáu gắt để tránh làm ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Khi bị căng thẳng, mẹ nên tìm sự giúp đỡ của người thân và dành thời gian thư giãn cho mình để tránh bị trầm cảm sau sinh.
- Với những trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể đặt giả thuyết về việc trẻ bị dị ứng sữa. Mẹ có thể cho trẻ đi khám, đổi thử sang loại sữa khác sang tình trạng của trẻ có được cải thiện không. Một số trẻ còn bị dị ứng sữa mẹ. Trong trường hợp nghi dị ứng thức ăn, trẻ cần được đi khám chuyên khoa mới có kết luận chính xác.
>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh ung thư da hắc tố sống được bao lâu?
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi mà cha mẹ cần biết để chủ động chăm sóc trẻ. Đây là một hiện tượng tâm lý mà có đến 26% trẻ sơ sinh gặp phải nên cha mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Xem thêm:
- Mức độ nguy hiểm của hội chứng rò khí phổi
- Hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi: Nguyên nhân và triệu chứng
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể