Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh còn được gọi là hội chứng thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này có thể dẫn đến suy hô hấp thoáng qua thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Bạn đang đọc: Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là một dạng rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra với trẻ sinh mổ. Dù không phải hội chứng thường gặp nhưng nó vẫn khiến các bậc cha mẹ lo lắng vì có thể gây suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng phổi ướt ở trẻ nhũ nhi.

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Hội chứng phổi ướt hay còn gọi là hội chứng thở nhanh thoáng qua hay hội chứng chậm hấp thu dịch phổi là một hội chứng rối loạn hô hấp xảy ra ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh theo phương pháp sinh mổ, nhất là mổ chủ động. Dù là sinh mổ đủ tháng hay non tháng, trẻ đều có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn trẻ được sinh bằng phương pháp sinh thường.

Hội chứng rối loạn hô hấp này bản chất là tình trạng tái hấp thu dịch phổi của thai nhi diễn ra chậm dẫn đến suy hô hấp thoáng qua. Ở các trường hợp nghiêm trọng, trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp và ảnh hưởng đến tính mạng. Theo thống kê, chỉ có khoảng 1% trẻ sơ sinh mắc hội chứng này.

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không 1

Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh cao hơn

Nguyên nhân gây hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn bào thai, phổi của thai nhi chứa đầy dịch và không hoạt động. Ở thời điểm chuyển dạ, thai nhi sẽ tiết vào máu một chất có tên Catecholamine. Chất này sẽ khiến cho phổi của thai nhi ngừng không tiết dịch phổi mà chuyển sang trạng thái hấp thu dịch phổi. Với trẻ được sinh thường qua ngả âm đạo, lồng ngực của trẻ sẽ được âm đạo ép chặt và các dịch phổi này sẽ được tống ra khỏi phổi của trẻ. Số lượng dịch còn sót lại sẽ được phổi hấp thu.

Ngược lại, ở những trẻ sơ sinh được sinh theo phương pháp sinh mổ, không có quá trình ép để tống dịch phổi ra ngoài. Phổi sẽ phải tự hấp thu dịch nên quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, sự tái hấp thu dịch phổi diễn ra chậm trễ một phần do các kênh Na (natri) trong tế bào biểu mô phổi chưa trưởng thành. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sinh mổ thiếu tháng. Các kênh Na này có trách nhiệm hấp thu Na và nước từ các phế nang. Nếu các kênh này chưa trường thành, việc tái hấp thu dịch phổi của trẻ sơ sinh sẽ bị hạn chế.

Yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh mắc hội chứng phổi ướt

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ sơ sinh bị sinh non với tuổi thai nhỏ hơn 28 tuần.
  • Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, từ dưới 1,5kg.
  • Theo thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh giới tính nam mắc hội chứng phổi ướt nhiều hơn trẻ sơ sinh giới tính nữ.
  • Trẻ sơ sinh có các chỉ số tăng trưởng thấp như cân nặng, vòng đầu, chiều dài.
  • Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar (chỉ số đánh giá nhịp tim, phản xạ, màu da) thấp.
  • Trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh hen phế quản, hội chứng macrosomia bào thai.
  • Trẻ sơ sinh có bố hoặc mẹ bị tiểu đường, mẹ bị suy dinh dưỡng, mẹ mang đa thai, mẹ nghiện rượu và chất kích thích khi mang thai.
  • Trẻ sơ sinh có anh chị em sinh non hoặc dị tật tim bẩm sinh hay mắc chứng thở nhanh thoáng qua cũng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.
  • Trẻ sơ sinh được sinh mổ tự chọn mà không có quá trình chuyển dạ.

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không 2

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng phổi ướt, trong đó có sinh non

Triệu chứng của hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh

Trẻ mắc hội chứng chậm hấp thu dịch phổi sẽ có triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ có biểu hiện thở khó, thở nhanh. Bình thường, nhịp thở của trẻ sơ sinh khoảng 40 – 60 lần/phút. Khi mắc hội chứng này, nhịp thở sẽ trên 60 lần đến 120 lần/phút. Đây là một triệu chứng rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
  • Quan sát vùng ngực của trẻ sẽ thấy xương sườn chuyển động, vùng bụng – ngực rút lõm khi trẻ hít vào, co kéo cơ hô hấp.
  • Môi, da mặt và da toàn thân của trẻ tím tái do độ bão hòa oxy máu thấp, thường dưới 95%.
  • Nở cánh mũi, cánh mũi phập phồng
  • Một dấu hiệu bệnh nặng là thở rên để trẻ cố gắng giữ lại khí trong phổi.

Tìm hiểu thêm: Ăn quẩy có béo không? Tác hại khi sử dụng quẩy thường xuyên

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không 3
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng phổi ướt dẫn đến suy hô hấp thoáng qua

Chẩn đoán hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh căn cứ vào các triệu chứng của suy hô hấp ngay sau khi sinh. Để chắc chắn, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang phổi cho trẻ sơ sinh. Hội chứng phổi ướt thể hiện ở hình ảnh phim X quang phổi nở quá mức với rìa tim xuất hiện gồ ghề, ngoại vi phổi rõ, có dịch trong kéo cắt phổi.

Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu, cấy máu và phân tích huyết đồ để thấy tình trạng giảm oxy máu cũng có thể cần thực hiện. Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để xác định tình trạng liên quan như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp hay nhiễm trùng huyết.

Điều trị hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc hội chứng phổi ướt được xử lý kịp thời bằng cách hút dịch mũi họng, thở máy thở CPAP, liệu pháp oxy có thể khỏi trong 48 – 72 giờ. Tuy nhiên, nếu hội chứng kèm theo các yếu tố bệnh lý khác như xuất huyết phổi, tràn khí màng phổi, tăng áp động mạch phổi, trẻ có thể cần được thở máy xâm nhập và có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Nếu có dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng do vi khuẩn, trẻ sẽ được dùng kháng sinh phổ rộng trước khi điều trị theo kháng sinh đồ được lập từ kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.

Hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không 4

>>>>>Xem thêm: Móng tay màu trắng có sao không?

Điều trị hội chứng phổi ướt kịp thời để trẻ không gặp nguy hiểm

Vì trẻ sinh mổ chủ động có nguy cơ mắc hội chứng phổi ướt ở trẻ sơ sinh cao hơn sinh thường nên mẹ bầu chỉ nên mổ sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong thai kỳ của mình, mẹ bầu cần hết sức chú trọng chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ sinh non. Để đảm bảo an toàn khi sinh cho cả mẹ và con, mẹ nên chọn địa điểm sinh là cơ sở y tế uy tín. Một số bà mẹ hiện nay theo trào lưu sinh con thuận tự nhiên tại nhà. Điều này tiềm ẩn không ít mối nguy hiểm cho cả thai phụ và trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

  1. Hội chứng Sipple: Nguyên nhân và cách điều trị
  2. Hội chứng Steele-Richardson-Olszewski phòng ngừa thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *