Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Hội chứng niệu đạo có các triệu chứng gần giống với viêm niệu đạo. Vậy hội chứng niệu đạo là gì? Có cách nào điều trị hay không? Kenshin sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Người mắc hội chứng niệu đạo có các triệu chứng tương tự như viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong đó bao gồm các triệu chứng như: Đau bụng, tiểu ra máu, tiểu buốt, đau khi tiểu,… Các triệu chứng này không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Hội chứng niệu đạo là gì?

Hội chứng niệu đạo được mô tả bằng các triệu chứng xảy ra khi niệu đạo bị kích thích và sưng lên. Lúc này lòng niệu đạo hẹp lại gây khó khăn trong tiểu tiện cho người bệnh. Hội chứng niệu đạo xảy ra ở nam và nữ. Trong đó phụ nữ là đối tượng hay mắc bệnh nhất. Độ tuổi hay gặp ở nữ giới là 30 – 50 tuổi.

Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? 1

Hội chứng niệu đạo gây khó khăn trong tiểu tiện

Ở người mắc hội chứng niệu đạo có tần suất đi tiểu thường xuyên hơn vào ban ngày so với ban đêm. Tuy nhiên kết quả cấy nước tiểu không phát hiện được vi khuẩn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, đồng thời cũng khó bắt đầu để tiểu. Tức là người bệnh thường phải chuẩn bị rất lâu mới tiểu được nhưng dòng tiểu nhỏ, tiểu không hết. Ngoài ra, người bệnh cũng có cảm giác đau ở vùng hạ vị, bộ phận sinh dục hoặc thậm chí là đau hông lưng.

Xem thêm: Sỏi niệu quản: Các hạt rắn trong hệ tiết niệu

Nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo

Nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là các tình trạng bất thường ở niệu đạo do bẩm sinh hoặc do mắc phải như: Chấn thương, thủ thuật đặt sonde tiểu gây sẹo, dị tật lỗ đái thấp, phì đại tuyến tiền liệt, các khối u gây chèn ép, hẹp niệu đạo bẩm sinh.

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra hội chứng niệu đạo bao gồm:

  • Người đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó các bệnh này bao gồm: Lậu, chlamydia,…
  • Thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh có độ pH cao, thụt rửa âm đạo sâu. Đây là cách làm cho hệ vi khuẩn đường âm đạo mất cân bằng, làm cho các vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang,… Bởi vì hội chứng niệu đạo cũng xuất phát từ đường niệu đạo, nên các tình trạng viêm nhiễm vùng xung quanh và lân cận đều có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo.
  • Kích ứng với gel ngừa thai hoặc bao cao su. Các tình trạng kích ứng này có thể gây ra sự co thắt, ngứa ngáy ở đường âm đạo.
  • Kích ứng với hương liệu hoặc các thành phần hóa chất từ dung dịch vệ sinh, sữa tắm, xà phòng,…
  • Phụ nữ khi sinh không cắt tầng sinh môn có nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo cao hơn người bình thường.

Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? 2

Hội chứng niệu đạo gây tiểu khó, tiểu buốt do co thắt hoặc kích thích đường niệu đạo

Triệu chứng hội chứng niệu đạo

Triệu chứng của hội chứng niệu đạo cũng giống như viêm niệu đạo hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng này xảy ra ở cả nam và nữ như sau:

  • Tiểu máu;
  • Đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Đau khi tiểu;
  • Khó tiểu hoặc bí tiểu;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Ở nữ giới có thể sưng ở vùng âm hộ;
  • Ở nam giới có thể có sưng viêm tinh hoàn. Khi xuất tinh sẽ thấy đau và có máu trong tinh dịch.

Một người có thể có tất cả các triệu chứng hoặc một vài triệu chứng trên đây, nhưng quan trọng là các bất thường cần phải được kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Việc tự ý dùng thuốc khi chưa có kết luận bệnh chính xác sẽ có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và kháng thuốc. Bệnh sẽ không thuyên giảm và dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: Tại sao cần làm xét nghiệm GBS? Ý nghĩa của xét nghiệm GBS đối với phụ nữ có thai

Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? 3
Hội chứng niệu đạo xảy ra với nam và nữ, nhưng hay gặp ở phụ nữ hơn

Các phương pháp điều trị hội chứng niệu đạo

Hiện nay các biện pháp điều trị hội chứng niệu đạo được áp dụng như sau:

Thay đổi lối sống

Bởi vì có liên quan đến hoạt động của niệu đạo nên việc làm trước mắt là uống đủ nước mỗi ngày để giảm nồng độ kali trong nước tiểu. Đồng thời nước tiểu loãng hơn giúp dễ đi tiểu, bớt đau hơn.

Quần áo cần thoáng mát, tránh mặc chật, bó sát. Mặc quần áo chật sẽ dễ ra mồ hôi, khi đó tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.

Một vấn đề khác cũng cần lưu ý là tính an toàn trong quan hệ tình dục. Việc sử dụng bao cao su không chỉ ngăn ngừa việc lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà đồng thời tránh được hội chứng niệu đạo. Đồng thời các kiểu quan hệ nhẹ nhàng, lành mạnh sẽ giảm được kích thích niệu đạo.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến pH nước tiểu, giảm các kích thích ở đường niệu đạo. Người bệnh nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với các vitamin và chất xơ. Đồng thời cũng nên tránh các loại thức ăn cay nóng, cafe hoặc các chất kích thích như bia rượu, bởi các loại thức ăn này dễ gây kích thích niệu đạo nên đi tiểu dễ bị đau.

Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh

Tránh các loại thực phẩm cay, đậm vị để giảm kích thích niệu đạo

Sử dụng thuốc

Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh. Điều lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh là phải tuân thủ liều dùng, uống đủ liều để tránh đề kháng kháng sinh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc chống co thắt cơ trơn để giảm các cơn đau do co thắt niệu đạo. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng như một biện pháp làm giảm đau. Nhóm thuốc chẹn alpha cũng được kê vì có thể cải thiện lưu lượng máu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định khi các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật sẽ làm rộng đường niệu đạo để giảm các triệu chứng của hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật chỉ thực hiện khi có sự co thắt niệu đạo.

Điều lưu ý quan trọng là bất kỳ biện pháp phẫu thuật nào cũng cần phải được thực hiện vô khuẩn. Do đó lựa chọn nơi phẫu thuật cũng khá quan trọng, nên ưu tiên chọn cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép rõ ràng.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã được cung cấp nhiều thông tin về hội chứng niệu đạo. Các nghiên cứu chưa rõ ràng về nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Khi thấy có dấu hiệu bất thường nào ở đường tiết niệu thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì các triệu chứng sẽ gần giống nhau ở các bệnh đường tiết niệu, bác sĩ sẽ cần các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn, cũng lưu ý là không nên tự ý dùng các loại kháng sinh nhé.

Xem thêm: Thận trọng với biến chứng rò niệu quản sau cắt u xơ tử cung

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *