Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau nhức vai khó chịu. Nhiều người thường chủ quan với triệu chứng này dẫn đến tình trạng ngày một nặng hơn.
Bạn đang đọc: Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai và những điều cần biết
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai tuy không quá phổ biến nhưng số ca mắc bệnh đang ngày một tăng cao. Bệnh không chỉ gây các cơn đau nhức vùng vai mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh.
Contents
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, bạn cần xác định đúng vị trí của mỏm cùng vai. Mỏm cùng vai là một bộ phận có vai trò chính là bảo vệ phần trên ổ chào của cánh tay, đây cũng là nơi bám của cơ thang trên và cơ Delta dưới, phần tiếp khớp của xương đòn, mặt dưới mỏm cùng vai tiếp giáp với vùng túi hoạt dịch. Các phần cơ chóp xoay bả vai cũng nằm trong vùng này, ngay bên dưới của túi hoạt dịch.
Hình dạng của mỏm cùng vai gồm 3 dạng chính là phẳng, hình cong và hình móc. Đối với mỏm cùng vai dạng số 2 và 3 có liên quan khá nhiều đến hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, có nguy cơ làm tổn thương đến gân chóp xoay và túi hoạt dịch.
Vậy hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là gì? Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là tình trạng phần khoang giữa mỏm cùng vai và các vùng gân cơ chóp xoay bị hẹp lại. Hiện tượng hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý ở vùng vai bao gồm viêm túi hoạt dịch, viêm gân, bệnh viêm khớp và tổn thương các cơ chóp xoay. Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng này là cảm giác khó chịu kèm theo đau nhức vùng bả vai.
Nguyên nhân gây hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai
Nguyên nhân gây nên tình trạng này đa phần là do chấn thương hoặc sự lặp đi lặp lại của các động tác đòi hỏi độ khó cao, đặc biệt là người thường xuyên chơi thể thao, người có đặc điểm công việc cần đưa tay qua đầu thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài.
Nhóm các cơ chóp xoay kết hợp với nhau để tạo nên 1 gân có độ chắc chắn cao, bám bên trên đầu xương cánh tay, đây gọi là gân cơ chóp xoay. Khi lặp lại động tác đưa tay qua đầu trong thời gian dài có thể làm cho các cơ trượt bên trong khoang dưới mỏm cùng vai.
Trong những khoang này có chứa các túi hoạt dịch nhằm hỗ trợ bôi trơn, giảm ma sát khi gần cơ chóp xoay vận động, di chuyển. Nếu những khoang này bị thu hẹp lại, nguy cơ làm cho gân chóp xoay và túi hoạt dịch bị chèn ép khá cao, tăng nguy cơ viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay vai hoặc rách gân chóp xoay.
Một mguyên nhân gây hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai nữa bạn nên biết để đề phòng, đó là tình trạng các chồi xương do tổn thương từ bệnh lý thoái hóa gây nên.
Nhận biết hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai
Phát hiện sớm tình trạng hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai sẽ tăng hiệu quả điều trị, hỗ trợ bệnh nhân sớm phục hồi, giảm đau hiệu quả hơn. Bạn có thể nhận biết hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai thông qua những dấu hiệu cụ thể như sau:
- Cảm giác cơ yếu hơn, mỏi và đau nhức khớp vai, đặc biệt là khi nhấc tay lên xuống, đưa tay về trước hoặc về sau.
- Bệnh nhân bị đau nhiều về ban đêm, đặc biệt là gần sáng dẫn đến hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc không thể nằm nghiêng bên vai bị đau trong khi ngủ.
- Cơn đau nhói ở bả vai có thể xuất hiện đột ngột khi xoay tay hoặc thực hiện các động tác phức tạp. Đây là dấu hiệu cho thấy rõ nhất bạn có thể đang bị hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai.
- Đối với hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, cơn đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian, tần suất tăng và mức độ đau cũng nặng hơn nếu không tiến hành điều trị kịp thời bằng phương pháp thích hợp. Về lâu dài bệnh nhân có thể bị cứng khớp, hạn chế vận động khớp vai do cơn đau tái phát nhiều.
Tìm hiểu thêm: Nên bôi Derma forte bao lâu thì bôi kem chống nắng để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất?
Phương pháp chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai
Để kiểm tra tình trạng người bệnh và chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh, cụ thể là:
- Tiền sử bệnh án: Khi có dấu hiệu hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa trên biểu hiện bệnh cụ thể và tiền sử bệnh án của người bệnh để nắm rõ tình trạng sức khỏe, cũng như nguyên nhân gây hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai.
- Khám trực tiếp: Bệnh nhân nghi ngờ hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai được khám trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn để nhận dạng các triệu chứng ban đầu của bệnh, bao gồm các bệnh lý như viêm gân, viêm túi hoạt dịch,…
- Bài kiểm tra Neer: Bệnh nhân thực hiện gấp vai thụ động để chẩn đoán.
- Bài kiểm tra Hawkin: Bác sĩ tiến hành xoay đầu xương cánh tay khi cánh tay nâng cao khoảng 90 độ về phía trước và gấp khuỷu tay.
- Bài kiểm tra Impingement: Biện pháp chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai này giúp hỗ trợ bác sĩ xác định tốt hơn người bệnh có mắc phải hội chứng này không. Bài kiểm tra này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng thuốc tê nhất định vào khoang dưới mỏm cùng vai và thực hiện kiểm tra.
- Chụp X-quang: Chẩn đoán bằng hình ảnh.
- Chụp cộng hưởng từ: Hỗ trợ khi nghi ngờ bệnh nhân bị rách chóp xoay, viêm gân hoặc sụn viền gặp vấn đề.
- Siêu âm: Sử dụng trong trường hợp phát hiện có dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai.
Cách điều trị hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai
Hiện có 2 phương án chữa trị hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai gồm phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật.
- Điều trị phẫu thuật: Tiến hành phẫu thuật với các bệnh nhân hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai có biến chứng hoặc bệnh lý đi kèm nguy hiểm. Có 2 cách phẫu thuật là mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.
- Điều trị không phẫu thuật: Hỗ trợ giảm triệu chứng cho bệnh nhân bị hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,…
>>>>>Xem thêm: Decolgen có dùng được cho bà bầu hay không? Những lưu ý khi sử dụng Decolgen
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc liên quan đến hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai. Nếu bạn có các cơn đau nhức vai khó chịu, hạn chế vận động của khớp vai,… tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám y khoa và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
Xem thêm: Sưng khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sưng khớp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể