Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ăn đêm (NES) là một dạng của rối loạn ăn uống. Người bệnh thường xuyên ăn rất nhiều vào ban đêm. Hội chứng này có thể gây nguy hiểm đến cơ thể người bệnh. Vì vậy khi phát hiện bệnh hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ăn đêm là tình trạng người bệnh không thèm ăn vào ban ngày nhưng ăn nhiều vào ban đêm. Hội chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vậy Hội chứng ăn đêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

Thế nào là hội chứng ăn đêm?

Hội chứng ăn đêm (Night Eating Syndrome – NES) là một thuật ngữ nói về tình trạng ăn uống rất ít vào ban ngày nhưng lại ăn nhiều vào ban đêm, sau bữa tối hoặc lúc thức dậy vào nửa đêm. Đây là một trong những dạng rối loạn ăn uống thường gặp.

Theo các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 1,5% số người mắc phải hội chứng ăn đêm. Những người bị bệnh béo phì có tỷ lệ mắc phải từ 6% đến 16%, đồng thời những người có bệnh trầm cảm hay các rối loạn tâm lý khác cũng là đối tượng phổ biến mắc hội chứng này.

Những người mắc hội chứng NES thường sẽ chán ăn hoặc cảm thấy không đói vào ban ngày. Tuy nhiên, đêm đến cơn thèm ăn của họ sẽ bắt đầu trỗi dậy và thôi thúc họ ăn nhiều hơn, lượng thức ăn nạp vào có thể lên đến 25% hoặc nhiều tổng số calo trong ngày. Đồng thời, người bệnh có thể ăn thức dậy vài ba lần để ăn đêm.

Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1

Hội chứng ăn đêm là một dạng của rối loạn ăn uống

Biểu hiện của người mắc hội chứng ăn đêm

Những người mắc hội chứng ăn đêm sẽ có những triệu chứng rất rõ ràng. Khi bạn nhìn thấy bạn hoặc người xung quanh có những biểu hiện dưới đây thì hãy có biện pháp chữa trị kịp thời. Những biểu hiện thường thấy ở người mắc hội chứng ăn đêm:

  • Thức dậy nhiều lần để ăn vào ban đêm: Thông thường người bệnh sẽ bị mất ngủ nhiều hơn 4 lần mỗi tuần. Tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
  • Nạp hơn 25% tổng lượng calo hàng ngày vào ban đêm: Người bệnh sẽ ăn sau bữa tối, trước khi đi ngủ hoặc giữa đêm. Họ tiêu thụ số lượng lớn những thức ăn chứa nhiều calo, carbohydrate hoặc đường.
  • Bỏ bữa sáng hoặc ngại ăn bữa sáng: Người mắc hội chứng ăn đêm sẽ có xu hướng giảm thèm ăn các bữa sáng và trưa. Tuy nhiên, khi đến đêm cảm giác thèm ăn của họ tăng lên dữ dội và luôn cho rằng ăn là cần thiết để có giấc ngủ ngon hơn.
  • Tâm trạng chán nản và lo lắng: Cảm giác tội lỗi, xấu hổ và không thể kiểm soát được hành vi ăn uống của bản thân là những gì người bệnh luôn cảm thấy sau những lần ăn đêm. Từ đó đã hình thành nên sự trầm cảm, lo âu và chán nản khiến họ rơi vào tình trạng bị rối loạn sức khỏe tâm thần.

Những người mắc hội chứng này chỉ được chẩn đoán khi tình trạng ăn đêm kéo dài từ 3 tháng trở lên và xảy ra ít nhất 2 – 3 lần/tuần. Hội chứng NES được xếp vào nhóm các rối loạn ăn uống khác. Ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì người bệnh còn đối mặt với việc rối loạn về mặt cảm xúc. Vì thế, hãy chú ý người thân hoặc bạn bè có những triệu chứng trên hãy đưa ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2

Hội chứng NES được xếp vào nhóm các rối loạn ăn uống khác

Nguyên nhân dẫn đến chứng ăn đêm

Theo các chuyên gia hội chứng ăn đêm phát sinh là do sự không đồng bộ về giấc ngủ và bữa ăn. Đối với cơ thể bình thường các hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn sẽ cho phép ngủ suốt đêm mà không cảm thấy cần ăn. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng ăn đêm có lượng hormone leptin thấp hơn vào ban đêm do đó tạo cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị thay đổi các hormone khác như ghrelin, melatonin, cortisol và hormone kích thích tuyến giáp, những hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức, cảm giác đói và mức độ căng thẳng.

Hội chứng ăn đêm không xảy ra ở giới tính hay lứa tuổi nhất định nhưng những nguyên nhân dưới đây thường dẫn đến hội chứng này:

  • Người bị rối loạn giấc ngủ sinh học;
  • Chế độ ăn kiêng cực đoan (giảm cân bằng cách nhịn đói hoặc ép giảm cân nhanh chóng);
  • Trầm cảm, lo âu;
  • Rối loạn tâm thần hoặc sử dụng thuốc chống loạn thần;
  • Hút thuốc thường xuyên;
  • Bệnh tiểu đường loại 2;
  • Hội chứng chân tay bồn chồn;
  • Chứng ngưng thở khi ngủ;

Tìm hiểu thêm: Mẹ bỉm cần biết: Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân của hội chứng ăn đêm

Hội chứng ăn đêm có di truyền không?

Theo một số nghiên cứu hội chứng ăn đêm có thể có nguồn gốc di truyền. Những người có yếu tố di truyền, do căng thẳng có thể gây ra mức serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) thấp, gây ra hiệu ứng domino làm thay đổi đồng hồ sinh học bên trong cơ thể và cản trở cảm giác no. Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng hội chứng ăn đêm đang di truyền trong các gia đình.

Cách chữa trị hội chứng ăn đêm hiệu quả

Hội chứng ăn đêm gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe và cuộc sống. Chính vì thế, khi phát hiện ra bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng ăn đêm được sử dụng hiện hiện nay:

  • Dùng thuốc: Thuốc là phương pháp trị liệu đầu tiên được sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng ăn đêm. Tuy nhiên, đây không phải là cách trị phổ biến, thuốc chỉ được dùng cho bệnh bị rối loạn nhịp sinh học hoặc có dấu hiệu của trầm cảm, âu lo. Một số loại thuốc được cân nhắc sử dụng như Sertraline, Paroxetine, Fluvoxamine…
  • Tâm lý trị liệu: Đây là một phương pháp mang lại hiệu quả và được ưu tiên sử dụng hàng đầu cho hội chứng ăn đêm. Phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh thói quen ăn uống không lành mạnh của bệnh nhân và thay đổi suy nghĩ, quan điểm về nỗi lo ngoại hình.
  • Quang trị liệu: Dùng ánh sáng nhân tạo tương tự cơ chế của tia UV để điều hòa lại đồng hồ sinh học và cải thiện nồng độ hormone melatonin của bệnh nhân.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống: Ngoài việc sử dụng các biện pháp trên người bệnh cần xây dựng và thực hiện theo thực đơn ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe. Đồng thời tập thể dục từ 30 đến 40 phút để rèn luyện cơ thể và có vóc dáng đẹp.

Hội chứng ăn đêm (NES) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Trẻ 10 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Sử dụng tâm lý trị liệu để điều trị hội chứng ăn đêm

Hội chứng ăn đêm là một trong những bệnh rối loạn ăn uống khác và rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vì vậy, khi gặp những triệu chứng của bệnh mọi người nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe phòng tránh nguy cơ mắc phải hội chứng này.

Hy vong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc hội chứng ăn đêm là gì, đồng thời, giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân và cách điều trị ra sao.

Các bài viết liên quan

  1. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  2. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  3. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  4. Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày

  5. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?

  6. Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues

  7. Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết

  8. Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

  9. Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân

  10. Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *