Ho gà có tái phát không?

Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng nó gây tử vong nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì những biến chứng của bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe mà nhiều người thường thắc mắc rằng ho gà có tái phát không?

Bạn đang đọc: Ho gà có tái phát không?

Ho gà là bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng. Bệnh không được phát hiện kịp thời không chỉ gây biến chứng nặng với người bệnh mà còn bùng dịch trong cộng đồng. Do đó, việc tìm hiểu và phát hiện bệnh cũng như chủ động phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Vì tốc độ lây lan nhanh chóng và gây biến chứng nguy hiểm mà một số người vẫn có thể mắc bệnh trở lại. Vậy ho gà có tái phát không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh ho gà là bệnh gì?

Ho gà là bệnh mà đường hô hấp bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường hô hấp, bám vào các lông mao sau đó giải phóng độc tố dẫn đến đường thở bị sưng nề.

Bệnh ho gà có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đều là trẻ em và trẻ sơ sinh – những đối tượng có sức đề kháng yếu hay chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Bệnh ho gà là gì Bệnh ho gà là gì?

Khả năng lây nhiễm của bệnh ho gà

Vậy bệnh ho gà có lây không? Bệnh ho gà có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là thời gian đầu mới nhiễm bệnh. Trong thời gian này, bệnh nhân hầu như không biết mình mắc bệnh vì triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh hay cảm cúm. Do đó, không cách ly và điều trị dẫn đến lây nhiễm cho người thân hay những người xung quanh.

Con người là nguồn lây nhiễm chính, chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ dịch tiết từ mũi hay nước bọt rất dễ lây lan cho người xung quanh vì dịch chứa vi khuẩn gây bệnh ho gà. Khi giao tiếp chung trong môi trường thở, sống chung trong gia đình sẽ bị lây nhiễm hoặc nếu đi đâu đó vô tình chạm phải dịch tiết người bệnh bám trên bề mặt đồ vật và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Đối tượng bị lây nhiễm chủ yếu chính là trẻ em có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh hay các trẻ chưa được tiêm phòng.

Ho gà có tái phát không?

Sau khi điều trị hết bệnh, mọi người không nên chủ quan vì bệnh ho gà vẫn có khả năng tái phát sau vài tuần hay vài tháng. Nếu bệnh tái phát thì khả năng dẫn đến viêm phổi rất cao, và để lại biến chứng trầm trọng hơn.

Chính vì thế, trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân phải đảm bảo tuân thủ điều trị, nâng cao sức đề kháng, và hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian cơ thể khi nào được tiêm ngừa đế ngăn chặn nguy cơ tái phát hay bị nhiễm bệnh lần hai.

Tìm hiểu thêm: Axit amin là gì? Tính chất, phân loại và tác dụng của axit amin

bệnh ho gà có tái phát không? Bệnh ho gà có tái phát không?

Bệnh ho gà gây ra biến chứng gì?

Ho gà gây nên các biến chứng trầm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Đặc biệt, là trẻ em bị những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn sơ với người lớn. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi ngay từ những biểu hiện đầu tiên của trẻ.

  • Sau mỗi cơn ho, thường làm bệnh nhân kiệt sức, dễ bị ngưng thở vì thiếu oxy dẫn đến suy hô hấp, nếu không phát hiện kịp thời và can thiệp điều trị có nguy cơ tử vong cao.
  • Bội nhiễm gây viêm phổi.
  • Khi ho quá nhiều, người bệnh rất dễ bị lồng ruột, sa trực tràng, thoát vị ruột.
  • Một trong những biến chứng nặng của ho gà chính là bệnh não (do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp) để lại di chứng nặng nề và có thể dẫn đến tử vong.
  • Ho gà cũng có nguy cơ gây nên cơn ngưng thở, tăng áp phổi, co giật.

Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà

Khi phát hiện ho gà, có thể cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh để ngăn chặn bệnh. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không biết cách dùng thuốc và điều trị tại nhà, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng phải được quan tâm đặc biệt trong giai đoạn điều trị và hồi phục. Người bệnh thường ho nhiều, có thể đi kèm nôn nên cần chế biến các món thanh đạm, mềm lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Điều này giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng, người bệnh không bị mất sức khi ốm.

Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà

>>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc Betaloc zok 50mg là gì?

Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà

Chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối dinh dưỡng. Và nên bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, như vitamin và khoáng chất thiết yếu. Kết hợp bổ sung trái cây, rau xanh, củ quả tươi trong chế độ ăn uống hằng ngày, nhất là trẻ em.

Uống đủ nước cũng cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân. Điều này có thể làm dịu cơn ho và giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.

Trong quá trình điều trị, quan trọng nhất là không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà phải tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vì mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng sức khỏe và cơ địa khác nhau, bác sĩ điều trị chính nắm rõ về tình trạng có hướng điều trị phù hợp, dứt điểm, không gây tái phát.

Phòng ngừa bệnh ho gà

Biện pháp chủ yếu phòng ngừa bệnh ho gà chính là chủ động tiêm phòng vaccine. Mọi người nên theo dõi lịch tiêm phòng và cân nhắc độ tuổi để tiêm nhắc vaccine cho hiệu quả.

Dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn có thể mắc bệnh và ho gà có tái phát nên mọi người vẫn nên thực hiện phòng ngừa phù hợp:

  • Nghiêm túc thực hiện cách ly ở nơi đông người.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, nhất là nơi đông người.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Dùng khăn giấy che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
  • Luyện tập thể thao, rèn luyện thân thể để nâng cao miễn dịch và sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về ho gà có tái phát không cùng các thông tin liên quan, hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *