Hít thở sâu bị đau nhói – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Nếu một ngày nào đó khi hít thở sâu bạn có cảm giác đau nhói trong lồng ngực, hãy cẩn trọng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Cùng xem hít thở sâu bị đau nhói là tín hiệu sức khỏe gì nhé!

Bạn đang đọc: Hít thở sâu bị đau nhói – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Hít thở sâu bị đau nhói có thể xuất hiện ở ngực trái, ngực phải hoặc ở cả hai bên. Tùy thể trạng của mỗi người và nguyên nhân mà mức độ đau sẽ khác nhau. Đi kèm với tình trạng đau nhói khi hít thở sâu có thể là triệu chứng ho, khó thở. Nguyên nhân có thể là do một trong số những cơ quan trong thành ngực như phổi, màng phổi, tim, màng tim, sụn sườn,… gặp vấn đề nào đó.

Hít thở sâu bị đau nhói là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng đau thắt ngực hay đau nhói mỗi khi hít thở sâu trước hết thường mang đến nỗi hoài nghi đến bệnh lý về phổi. Một số bệnh về phổi có triệu chứng đau nhói mỗi lần hít sâu như:

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi là một trong những bệnh về phổi phổ biến nhất, có thể gặp phải do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, vi nấm,… Các tác nhân này gây viêm túi khí trong phổi. Người bị viêm phổi hít thở khó khăn, khi hít thở bị tức ngực. Một số triệu chứng kèm theo khác như ho, sốt, khó thở, mệt mỏi,…

hit-tho-sau-bi-dai-nhoi-2.webp

Hít thở sâu bị đau nhói nguy hiểm hơn chúng ta vẫn nghĩ

Viêm màng phổi

Lớp màng phổi bao bọc bên ngoài hai lá phổi. Viêm phổi kéo dài không được điều trị triệt để dễ khiến virus, vi khuẩn, nấm lây lan ra ngoài màng phổi và gây viêm màng phổi. Bệnh này gây đau tức ngực, nhất là khi hít thở sâu, hắt hơi, thở mạnh. Ngoài ra, bệnh còn có triệu chứng khó thở, ho, sốt, đau lan sang vai,…

Thuyên tắc phổi

Hít thở sâu bị đau nhói cũng là dấu hiệu cảnh báo chứng thuyên tắc phổi. Đây là tình trạng mạch máu trong phổi có xuất hiện huyết khối, cản trở quá trình hô hấp thông thường. Bệnh có biểu hiện đau nhói ngực khi hít thở sâu, ho ra máu, khó thở, tim đập nhanh,…

Tràn khí màng phổi

Khoang màng phổi là khoang trống giữa ngực và phổi. Bình thường, khoang này sẽ không có không khí. Khi không khí xâm nhập vào đây gọi là tràn khí màng phổi. Phần không khí này làm tăng áp lực lên thành phổi, có có thể làm xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Người bị tràn khí màng phổi sẽ thấy đau ngực, khó thở, ho, da xanh tái,… Nếu bị chấn thương, tai nạn, va đập mạnh vùng ngực hay hút nhiều thuốc lá, nguy cơ tràn khí màng phổi là khó tránh khỏi.

Nhiễm trùng, nhiễm virus ở phổi

Virus hợp bào hô hấp, virus cảm lạnh, virus cytomegalovirus, virus Epstein-Barr và virus parainfluenza cũng có thể là thủ phạm gây đau màng phổi. Vi khuẩn hay virus lao phổi cũng mang đến cảm giác đau nhói ngực như dao đâm.

hit-tho-sau-bi-dai-nhoi-3.webp

Tràn khí màng phổi gây xẹp phổi

Viêm màng ngoài tim

Ngoài các bệnh về phổi, hít thở sâu bị đau nhói cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tim mạch. Bao quanh tim có một lớp màng có nhiệm vụ bảo vệ tim. Viêm màng ngoài tim là khi lớp màng này bị viêm, có thể có dịch. Khi bị viêm màng ngoài tim, bệnh nhân có thể có cảm giác đau buốt ngực, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, ho nhiều. Bệnh gây ra do một số loại virus, vi khuẩn, chấn thương,…

Bệnh nhồi máu cơ tim

Với căn bệnh này, triệu chứng là cảm giác đau nhói ở tim, xuất hiện đột ngột. Người bệnh sẽ có cảm giác tim như bị bóp nghẹt, thắt lại hoặc đè nặng. Cảm giác đau lan đến các vị trí hàm, cổ, cánh tay trái,…kèm khó thở, vã mồ hôi.

Bệnh liên quan đến van tim

Các bệnh liên quan đến van tim như hẹp van tim, hở van tim khiến tim đau nhói. Các bệnh về van tim thường đi kèm triệu chứng khó thở, mệt mỏi về đêm, tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Ngoài những bệnh lý nguy hiểm trên đây, hít thở sâu bị đau nhói còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác như:

  • Sụn sườn là phần nối giữa xương sườn và xương ức, có kết cấu dạng sụn. Khi sụn sườn bị viêm hay tổn thương, ngực cũng sẽ bị đau nhói khi hít sâu nếu viêm nhẹ hoặc đau tức dữ dội khi thở nếu viêm nặng.
  • Chấn thương ngực do tác động ngoại lực có thể gây bầm tím, chấn thương sụn sườn, gãy xương sườn,… Chấn thương ngực có thể gây ra các cơn đau nhói khi hít sâu hoặc đau dữ dội tùy mức độ chấn thương.
  • Nhiễm trùng ở bụng, gan, lá lách dễ gây ra đau nhói khi hít thở. Đây là những bộ phận tiếp giáp với cơ hoành. Mỗi khi chúng ta hít thở chúng sẽ lên xuống theo nhịp. Vì vậy, nếu bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ cảm thấy nhói đau theo mỗi nhịp hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Mẹ có biết: Trẻ uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

hit-tho-sau-bi-dai-nhoi-4.webp
Hình ảnh mô phỏng viêm sụn sườn

Tất cả những vấn đề sức khỏe này nếu phát hiện muộn đều có thể để lại hệ lụy đáng tiếc. Vì vậy, dù nguyên nhân gây đau nhói khi hít thở sâu là gì, bạn cũng cần đến khác sĩ sớm nhất có thể. Các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau để tìm ta chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Cách chẩn đoán nguyên nhân hít thở sâu bị đau nhói

Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân và bệnh lý có biểu hiện là tình trạng đau nhói khi hít thở sâu. Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Chẩn đoán lâm sàng thông qua khai thác tiền sử bệnh lý, triệu chứng và quan sát vùng ngực.
  • Chỉ định chụp X-quang phổi và X-quang ngực để kiểm tra chấn thương và nhiễm trùng bên trong nếu có.
  • Khi nghi ngờ có bất thường ở các cơ quan bên trong lồng ngực, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để có hình ảnh chi tiết và chính xác hơn.
  • Các xét nghiệm chức năng phổi cũng được chỉ định để xác định tình trạng phổi, đặc biệt là để chẩn đoán các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Điện tâm đồ giúp các bác sĩ xác định các vấn đề liên quan đến tim.
  • Đo nồng độ oxy trong máu để xác định các tình trạng viêm phổi hay tràn khí màng phổi.

hit-tho-sau-bi-dai-nhoi-5.webp

>>>>>Xem thêm: Bà bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì không?

Hình chụp X-quang giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân đau nhói khi hít thở

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây thở sâu bị đau nhói. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Cần làm gì để giảm đau khi hít thở sâu?

Việc điều trị tại nhà có thể giúp người bệnh giảm đau ngực và các triệu chứng khác. Bạn có thể áp dụng các cách giảm đau ngực sau đây:

  • Sử dụng một số thuốc giảm đau để giúp giảm đau do viêm sụn sườn và chấn thương ngực nhẹ như như ibuprofen và acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc ho có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do những cơn đau kèm theo triệu chứng ho.
  • Bạn nên thay đổi vị trí như nghiêng người về phía trước hoặc ngồi thẳng có thể giúp giảm tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái do viêm màng ngoài tim.
  • Hít thở chậm và nhẹ nhàng.

Tình trạng đau nhói khi hít thở sâu không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, do đó bạn khó có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề khác dẫn đến đau ngực khi hít thở sâu bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh như sau:

  • Ngủ đủ giấc;
  • Không hút thuốc lá;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Tiêm phòng cúm hàng năm;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh;
  • Giữ gìn vệ sinh tốt.

Tóm lại, hít thở sâu bị đau nhói là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Về phía bệnh nhân, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Khi có triệu chứng này, dù mức độ nặng hay nhẹ, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Xem thêm:

Người bị đau thắt ngực nên ăn gì?

Bật mí cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *