Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và rối loạn hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết có vai trò kiểm soát hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Những rối loạn hoạt động của cơ quan nội tiết có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.

Bạn đang đọc: Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và rối loạn hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của các cơ quan và đảm bảo hoạt động cơ thể diễn ra bình thường. Những rối loạn nội tiết dẫn đến rối loạn nhịp sinh học và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và Rối loạn hệ thống nội tiết 1

Các tuyến nội tiết kiểm soát và điều hòa hoạt động của cơ thể.

Chức năng của hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết và cơ quan khác nhau giải phóng các loại hormone (peptide, steroids hoặc dẫn xuất axit amin) vào máu. Khi lưu thông trong máu, các hormone nội tiết này gắn vào các thụ thể bên trên hoặc bên trong tế bào để điều hòa chức năng của cơ quan đích (tuyến nội tiết hoặc cơ quan khác). Một vài hormone tác động trực tiếp lên các tế bào của cơ quan mà nó được giải phóng hoặc lên cùng một tế bào.

Hệ thống nội tiết có những vai trò quan trọng sau:

  • Đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường
  • Cân bằng môi trường sinh hóa trong cơ thể
  • Kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể
  • Kiểm soát quá trình tăng trưởng
  • Kiểm soát cảm xúc
  • Đảm bảo chức năng sinh sản của cơ thể

Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và Rối loạn hệ thống nội tiết 2

Hệ thống nội tiết đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Hoạt động của các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi các hormone tuyến yên. Một số chức năng như điều hòa glucose máu được kiểm soát chặt chẽ, trong khi những chức năng khác như quá trình giải phóng hormone sinh dục được điều chỉnh trong khoảng biến thiên rộng hơn.

Mặt khác, hoạt động của tuyến được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Đây là hệ thống kiểm soát có phản hồi. Khi phát hiện lượng hormone trong máu cao hoặc thấp hơn mức bình thường, vùng dưới đồi sẽ giảm hoặc tăng kích thích lên tuyến yên để điều hòa lại cân bằng nội môi.

Những bộ phận thuộc hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết được kết nối bởi những tuyến nội tiết và cơ quan sau:

  • Vùng dưới đồi: Kiểm soát hoạt động sản xuất hormone ở tuyến yên.
  • Tuyến yên: Sản xuất ra nhiều loại hormone quan trọng như hormone tăng trưởng, prolactin và hormone luteinizing.
  • Tuyến tùng: Giải phóng melatonin báo hiệu cho cơ thể sẵn sàng đi vào giấc ngủ.
  • Tuyến giáp: Sản xuất hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Tuyến cận giáp: Hệ thống bao gồm 4 tuyến nhỏ nằm sau tuyến giáp có vai trò kiểm soát lượng canxi và phốt pho trong cơ thể giúp duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • Tuyến ức: Tạo nên các tế bào bạch cầu giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
  • Tuyến tụy: Tiết enzym tiêu hóa, đồng thời điều hòa đường huyết thông qua hormone insulin và glucagon. Tuyến tụy không tiết ra insulin thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1, và nấu tạo ra không đủ insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tuyến thượng thận: Sản xuất các loại hormone như adrenaline và corticosteroid tác động đến hoạt động trao đổi chất và chức năng tình dục của cơ thể.
  • Tinh hoàn: Vừa là cơ quan sinh dục nam giới, vừa là tuyến nội tiết tạo ra hormone testosterone tác động đến đặc điểm giới tính nam và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tinh trùng duy trì khả năng sinh sản của nam giới.
  • Buồng trứng: Vừa là cơ quan sinh sản, vừa là tuyến nội tiết sản sinh estrogen và progesterone. Chúng là những hormone tác động tạo nên đặc điểm giới tính nữ và điều hòa kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc

Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và Rối loạn hệ thống nội tiết 3

Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết.

Nguyên nhân gây nên các rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết có hai loại:

  • Rối loạn sơ cấp: Tuyến nội tiết ngoại vi bị rối loạn chức năng
  • Rối loạn thế phát: Suy tuyến yên và cường tuyến yên

Các rối loạn nội tiết có thể dẫn đến tình trạng sản sinh hormone quá mức (tăng chức năng) hoặc không đủ (giảm chức năng).

Nguyên nhân dẫn đến tăng chức năng nội tiết là do tuyến yên bị kích thích quá mức, tuyến nội tiết ngoại vi bị kháng thể kích thích, tế bào ung thư tạo ra hormone ngoại bào hoặc do sử dụng hormone ngoại sinh. Sự giải phóng hormone quá mức tại các tuyến nội tiết cũng có thể là một đáp ứng đối với tình trạng bệnh (như bệnh viêm tuyến giáp cấp).

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng nội tiết có thể do bẩm sinh hoặc hoặc mắc phải bệnh tự miễn, bệnh mạch máu, nhiễm trùng, ngộ độc và u tuyến nội tiết. Một số trường hợp, suy giảm chức năng tuyến nội tiết ngoại vi lại kích thích tuyến yên tăng cường sản sinh hormone gây tăng sinh chính tuyến nội tiết đó (giảm tổng hợp hormone tuyến giáp làm tăng sản sinh hormone kích thích tuyến giáp (TSH) dẫn đến bệnh bướu cổ).

Hệ thống nội tiết gồm bộ phận nào và Rối loạn hệ thống nội tiết 4

>>>>>Xem thêm: Uống bột đậu xanh có tăng cân không? Tác dụng của bột đậu xanh với cơ thể

Giảm sản xuất hormone tuyến giáp có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.

Những rối loạn nội tiết thường gặp

Các triệu chứng của rối loạn nội tiết rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau tùy theo phần bị ảnh hưởng của hệ thống nội tiết. Trong đó, một số rối loạn nội tiết thường gặp có những triệu chứng đặc trưng:

  • Tiểu đường: Mệt mỏi, khát và đói, thường xuyên đi tiểu, sụt cân đột ngột, buồn nôn hoặc ói mửa.
  • U tuyến yên: Môi, mũi to bất thường, tay hoặc chân bị sưng lên, giọng trầm, đau nhức khớp và toàn thân, đau đầu, rối loạn chức năng tình dục.
  • Bệnh Addison: Mệt mỏi, phiền não, đau đầu, tăng sắc tố da, hạ đường huyết, huyết áp giảm, buồn nôn, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Hội chứng Cushing: Bướu mỡ cổ trâu, mệt mỏi, khát nước, loãng xương, đường máu cao, đi tiểu thường xuyên, yếu ớt.
  • Bệnh Grave: Mắt lồi, tiêu chảy, mệt mỏi, khó ngủ, bướu cổ, thay đổi tâm trạng, nhịp tim tăng nhanh.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto: Táo bón, không chịu được lạnh, tóc khô và rụng, mệt mỏi, bướu cổ, đau khớp, giảm cân.
  • Cường giáp: Bướu cổ, mệt mỉ, khó ngủ, nhịp tim tăng nhanh, thay đổi tâm trạng, run rẩy, yếu ớt.
  • Suy giáp: Bướu cổ, mệt mỏi, không chịu được lạnh, táo bón, đau cơ và khớp.
  • U tiết prolactin: Rối loạn chức năng bộ phận sinh dục, giảm ham muốn tình dục, lỡ kinh, tiết sữa không rõ nguyên nhân.

Các rối loạn nội tiết thường diễn biến âm thầm nên rất khó để phát hiện các triệu chứng của bệnh. Có những bệnh nhân khi phát hiện ra triệu chứng lâm sàng khi bệnh đã diễn biến trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, bạn cần phải khám tổng quát định kỳ để sớm được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Uyên

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *