Nổi các nốt mề đay trên da khiến người bệnh ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Để chấm dứt tình trạng này thì bạn có thể lựa chọn những cách điều trị khác nhau và một trong số đó là phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay. Vậy xét nghiệm máu nổi mề đay là gì và có những loại xét nghiệm nào?
Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Xét nghiệm máu nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là tình trạng mà ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nghiêm trọng và nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải.
Contents
Nổi mề đay là bệnh gì?
Nổi mề đay là tình trạng phát ban da đặc trưng bởi các vết sưng ngứa. Các nốt có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau như hình tròn, hình bầu dục, hình khuyên có kích thước khác nhau, từ các đốm vài cm đến các mảng lớn hơn 10cm.
Hầu hết các trường hợp mề đay thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần, những trường hợp kéo dài từ 6 tuần trở lên gọi là mề đay mãn tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng những trường hợp mãn tính thường dễ tái phát.
Khi bệnh nhân nổi mề đay và không được điều trị, họ có nguy cơ bị phù mao mạch dị ứng: Sưng mặt, mí mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng và nguy hiểm nhất là sưng họng có thể làm tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong.
Thế nào là xét nghiệm máu nổi mề đay?
Các vết mề đay dần xuất hiện khi cơ thể đã qua tiếp xúc với các dị nguyên gây hại. Lúc này hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể gây phản ứng dị ứng, gọi là immunoglobulin E hay viết tắt là IgE. Nhờ những IgE này giúp cơ thể chống lại các sự xâm nhập của các chất gây dị ứng.
Xét nghiệm máu nổi mề đay là phương pháp chẩn đoán giúp xác định nguyên nhân gây kích ứng và phát ban. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định xem máu của bệnh nhân có chứa hàm lượng kháng thể IgE hay không.
Xét nghiệm máu có thể cần thiết trong các trường hợp nổi mề đay sau đây:
- Những người đang dùng thuốc không thể ngừng sử dụng trong vài ngày đối với các loại thuốc histamine, steroid, trầm cảm…
- Kiểm tra da không thể được thực hiện được do nhiều vết trầy xước do kim châm.
- Người có vấn đề về tim mạch, hen suyễn, các bệnh về da nghiêm trọng như chàm, bệnh vảy nến…
- Có tiền sử sốc phản vệ, có thể có phản ứng cực đoan nếu tiến hành xét nghiệm da.
Ngoài việc xác định nguyên nhân gây nổi mề đay thì xét nghiệm máu có thể giúp bạn tìm hiểu xem cơ thể bạn có vấn đề gì khác hay không.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng thuốc lá điện tử có gây ung thư không?
Các loại xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay hiện nay
Để xác định nguyên nhân nổi mề đay thì các bác sĩ có thể thực hiện 2 phương pháp sau đây:
Xét nghiệm hấp thụ dịch liên kết enzyme Elisa
Phương pháp này sử dụng mẫu máu và xét nghiệm kháng nguyên của chất bị nghi ngờ gây dị ứng. Nếu mẫu xét nghiệm có phản ứng dị ứng, kháng thể IgE sẽ tự động liên kết với enzyme và tạo thành phức hợp với kháng nguyên. Từ đó, chống lại các chất gây dị ứng.
Nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao ở bệnh nhân bị mề đay mãn tính. Tình trạng này liên quan chặt chẽ đến mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện các nốt mề đay. Xét nghiệm này thường được thực hiện trên những bệnh nhân nghi ngờ dị ứng thực phẩm.
Xét nghiệm chất hấp thụ phóng xạ RAST chẩn đoán mề đay
Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm miễn dịch phóng xạ để tìm kháng thể IgE và chất gây dị ứng. Đặc biệt, các chất gây dị ứng bị nghi ngờ sẽ liên kết với các chất không hòa tan trong huyết thanh.
Khi phát hiện chất gây dị ứng, huyết thanh sẽ gắn nhãn phóng xạ vào vị trí nơi kháng thể liên kết với chất không hòa tan. Lượng phóng xạ tỷ lệ với kháng thể IgE để phản ứng với chất gây dị ứng.
RAST ít được sử dụng hơn ELISA vì nó có nhiều hạn chế, đặc biệt là về độ chính xác.
Kết quả của quá trình xét nghiệm máu nổi mề đay
Xét nghiệm máu nổi mề đay thường được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác của triệu chứng. Nổi mề đay thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và lịch sử bệnh của bệnh nhân.
Trường hợp dương tính
Xét nghiệm máu của bệnh nhân để tìm kháng thể gây dị ứng. Đây là lúc bác sĩ cũng có thể xác định nguyên nhân gây phát ban. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị dị ứng với chất gây dị ứng mà trước đây bạn chưa từng bị.
Trường hợp âm tính
Không thể phát hiện được kháng thể gây dị ứng trong máu. Trong trường hợp này, tình trạng kích ứng mà bạn gặp phải rất có thể không phải do dị ứng. Đồng thời, điều này cũng cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể con người không có phản ứng với chất được thử nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 6 bài tập phục hồi teo cơ chân đơn giản tại nhà
Để có kết quả chính xác nhất thì bệnh nhân cần cung cấp chính xác triệu chứng mình đang gặp phải cũng như tiền sử bệnh trước đây để bác sĩ xác định chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Xét nghiệm máu nổi mề đay có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Có thể được thực hiện bất cứ lúc nào.
- Hạn chế xâm lấn so với phương pháp xét nghiệm mẫu da.
- Bằng cách phản ánh kết quả chính xác thì nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác có thể được biết đến.
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn xét nghiệm da và không được bảo hiểm chi trả.
- Độ nhạy thấp hơn so với chích da.
- Phải mất một thời gian dài để trả kết quả kiểm tra.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu nổi mề đay
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số máu.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích trước khi đến xét nghiệm.
- Liệt kê tiền sử bệnh và các loại thuốc bạn đang dùng để bác sĩ có phương án xét nghiệm thích hợp.
- Người bệnh cần lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín, có chuyên môn về da liễu để đảm bảo tính chính xác của kết quả.
Trên đây là tổng quan những điều bạn cần biết về xét nghiệm máu nổi mề đay. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn lựa chọn cho bản thân mình phương án điều trị phù hợp, đem lại kết quả như mong đợi. Khi có triệu chứng nổi mề đay, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị thích hợp tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Nguyên nhân nổi mề đay là gì?
- Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể