Góc giải đáp: Xét nghiệm canxi máu có lợi ích gì?

Xét nghiệm canxi máu là phương pháp phổ biến dành cho những bệnh nhân có triệu chứng hạ canxi máu hoặc tăng canxi máu. Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm này được coi là một phần của xét nghiệm máu định kỳ, giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng.

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Xét nghiệm canxi máu có lợi ích gì?

Canxi không chỉ có vai trò quan trọng đối với hệ xương mà còn cần thiết cho nhiều hoạt động như cơ bắp, thần kinh, đông máu… Vì vậy, duy trì chỉ số canxi trong máu ở mức bình thường sẽ giúp đảm bảo hoạt động của các cơ quan này được diễn ra tối ưu. Nếu có dấu hiệu bất thường về canxi máu, xét nghiệm canxi máu sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tổng quan về canxi trong máu

Canxi là khoáng chất thiết yếu cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể: Co cơ, giải phóng hormone vào máu, dẫn truyền thần kinh. Nồng độ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định nhờ: Sự hấp thu canxi ở ruột, thức ăn đưa vào cơ thể và lượng canxi đào thải qua đường tiêu hóa và nước tiểu.

Góc giải đáp: Xét nghiệm canxi máu có lợi ích gì?

Canxi là khoáng chất thiết yếu cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể

Canxi trong thức ăn sau khi vào cơ thể con người sẽ lưu thông trong máu do nhờ tác động của các yếu tố nội tiết, phần lớn được dự trữ ở xương, một lượng nhỏ còn lại được dự trữ ở cơ. Canxi trong máu có hai dạng:

  • Dạng bất hoạt có liên kết với protein: 50%.
  • Dạng tự do không liên kết với protein: gần 50%.

Bất kỳ sự thay đổi nào về nồng độ protein huyết thanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ canxi trong máu. Thông thường, nồng độ canxi trong máu được kiểm soát chặt chẽ và nếu chúng giảm quá thấp, lượng canxi sẽ được lấy từ xương để cân bằng trở lại mức bình thường. Nếu chỉ số canxi trong máu cao, lượng canxi dư thừa sẽ được lưu trữ trong máu hoặc bài tiết qua nước tiểu hoặc các chất thải.

Khi nào nên xét nghiệm canxi máu?

Xét nghiệm canxi máu là xét nghiệm đánh giá nồng độ canxi trong máu. Đây có thể là một trong những chỉ số cần thiết khi khám tổng quát, nhưng nó cũng được dùng để theo dõi việc điều trị một số bệnh liên quan và kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Xét nghiệm canxi máu thường được yêu cầu khi:

  • Mắc bệnh về xương.
  • Ung thư.
  • Bệnh lý gan, thận mạn tính.
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Kém hấp thu dinh dưỡng hoặc rối loạn hấp thu dinh dưỡng.
  • Cường giáp hoặc suy giáp.

Mục đích của xét nghiệm canxi máu là gì?

Định lượng chỉ số canxi trong máu thường được thực hiện cho các mục đích sau:

  • Đánh giá chuyển hóa canxi trong máy và chức năng tuyến cận giáp.
  • Định lượng canxi trong máu để theo dõi một số bệnh.
  • Theo dõi chỉ số canxi trong máu và sau khi truyền một lượng lớn máu.
  • Triệu chứng hạ canxi máu: Cứng khớp, co giật cơ miệng hoặc cơ ngón tay, cần xác định nguyên nhân.
  • Triệu chứng tăng canxi huyết: Buồn nôn, nôn, chán ăn, thiếu năng lượng, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, táo bón, đau xương hoặc bụng.
  • Cần định lượng canxi ở trẻ nhẹ cân và trẻ sơ sinh.

Ngoài các trường hợp trên, xét nghiệm canxi máu cũng là một phần của xét nghiệm máu khi khám sức khỏe tổng quát.

Tìm hiểu thêm: Sụt cân đột ngột báo hiệu bệnh gì?

Góc giải đáp: Xét nghiệm canxi máu có lợi ích gì? 1
Xét nghiệm canxi máu cũng là một phần của xét nghiệm máu khi khám sức khỏe tổng quát

Lợi ích xét nghiệm canxi máu là gì?

Canxi trong máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, vì vậy việc xác định chỉ số canxi trong máu qua thăm khám có thể giúp bác sĩ đánh giá được chức năng của tuyến cận giáp và quá trình chuyển hóa canxi, phốt pho.

Vì vậy, xét nghiệm canxi máu là rất quan trọng để điều trị:

  • Dị cảm, chuột rút, co cơ.
  • Trong tình trạng hôn mê, không xác định được nguyên nhân.
  • Nôn mửa thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
  • Ngoài ra, xét nghiệm canxi máu hỗ trợ theo dõi tình trạng sức khỏe của:
  • Viêm tụy cấp.
  • Ung thư đã di căn tới xương.
  • Người đang dùng thuốc điều trị suy tim digitalis, thuốc lợi tiểu và thuốc chống loãng xương calcitonin.

Kết quả xét nghiệm canxi máu phản ánh điều gì về sức khỏe của bạn?

Chỉ số canxi trong máu ở mức bình thường đối với người lớn khoảng 8,6 đến 10,2 mg/dL (2,1 đến 2,6 mmol/L). Tiêu chí tham chiếu này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm canxi trong máu, nhưng nó thường không khác biệt đáng kể. Các bác sĩ sử dụng chỉ số canxi máu từ kết quả xét nghiệm để so sánh với ngưỡng bình thường rồi phân loại ra tăng canxi máu hay giảm canxi máu.

Tăng canxi máu

Điều này xảy ra khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi trong máu vượt quá ngưỡng bình thường nêu trên. Người bị tăng canxi máu có thể không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có những triệu chứng mơ hồ: Mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau bụng, đau xương, ống thận bị tổn thương, nhịp tim không đều, đi tiểu thường xuyên, hay khát nước… Các triệu chứng rất giống với nhiều bệnh và cần phải xét nghiệm canxi trong máu để chẩn đoán chính xác.

Góc giải đáp: Xét nghiệm canxi máu có lợi ích gì? 2

>>>>>Xem thêm: Sữa bột mở nắp để được bao lâu còn dùng được?

Tăng canxi máu khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ canxi trong máu vượt quá ngưỡng bình thường

Giảm canxi máu

Giảm canxi máu có nghĩa là kết quả xét nghiệm cho thấy lượng canxi trong máu nằm dưới mức bình thường. Điều này thường xảy ra khi cơ thể mất một lượng lớn canxi qua nước tiểu hoặc khi lượng canxi được chuyển từ xương vào máu không đủ. Những người bị giảm canxi máu thường gặp các triệu chứng sau:

  • Chỉ số huyết áp thay đổi khác thường.
  • Nhịp tim rối loạn.
  • Hay bị tê mỏi đầu ngón chân ngón tay, lưỡi, môi.
  • Co cơ sinh ra đau cơ bắp, co quắp chân tay, chuột rút.
  • Khó thở, ngộp thở.
  • Dễ cáu gắt, trầm cảm, căng thẳng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của chỉ số canxi máu thông qua xét nghiệm canxi máu và thấy được tầm quan trọng của xét nghiệm này. Bạn hãy đến ngay cơ sở ý tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán khi có dấu hiệu nghi ngờ đang bị tăng hay giảm canxi máu nhằm điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: Xét nghiệm BUN là gì? Xét nghiệm BUN có ý nghĩa như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *