Một số người trong chúng ta sẽ thường cảm thấy bản thân sợ bác sĩ hay sợ cảm giác phải thực hiện các kiểm tra y tế. Hội chứng sợ bác sĩ được đánh giá là xảy ra khá phổ biến không chỉ ở trẻ em mà kể cả người trưởng thành cũng có khả năng mắc phải hội chứng này.
Bạn đang đọc: Giải mã hội chứng sợ bác sĩ: Cách vượt qua hội chứng này
Có một hội chứng đặc biệt mang tên hội chứng sợ bác sĩ. Hội chứng này không chỉ gặp ở những trẻ em mà kể cả người trưởng thành cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này. Và những người mắc phải hội chứng này thường khá lúng túng và lo lắng khi thực hiện các kiểm tra y tế và không biết làm sao để vượt qua cảm giác đó.
Contents
- 1 Hội chứng sợ bác sĩ là gì?
- 2 Tại sao bạn lại cảm thấy lo lắng khi gặp bác sĩ?
- 3 Biểu hiện của hội chứng sợ bác sĩ
- 4 Một số cách cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bác sĩ
- 5 Các bài viết liên quan
- 5.1 Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
- 5.2 Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
- 5.3 Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
- 5.4 Sexual abuse là gì? Tác hại của sexual abuse đối với sức khỏe
- 5.5 Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
- 5.6 Choáng ngợp là gì? Nên làm gì khi bị choáng ngợp?
- 5.7 Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
- 5.8 Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
- 5.9 Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết
- 5.10 Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
Hội chứng sợ bác sĩ là gì?
Hội chứng sợ bác sĩ hay còn được biết đến với cái tên là Iatrophobia, có ý nghĩa từ tiếng Hy Lạp. Là một loại cảm giác lo lắng và sợ hãi khi gặp bác sĩ hay thực hiện các quy trình y tế.
Người mắc phải hội chứng này có thể từ chối thực hiện bất kỳ những kiểm tra hay cách chăm sóc y tế ngay cả khi họ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của họ.
Có thể hiểu, hội chứng sợ bác sĩ chính là một nỗi ám ảnh sợ hãi liên quan đến bác sĩ hay môi trường y tế. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn xảy ra đối với người trưởng thành.
Tại sao bạn lại cảm thấy lo lắng khi gặp bác sĩ?
Sự lo lắng khi đối mặt với bác sĩ hay khi phải thực hiện các kiểm tra y tế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số những nguyên nhân khiến cho bạn có thể đối mặt với nỗi sợ này:
- Sợ đau khi tiêm chủng: Đối với những người mắc hội chứng sợ bác sĩ, đặc biệt là trẻ em khi đi tiêm chủng luôn bị ám ảnh sẽ bị đau. Nếu có những trải nghiệm không tốt cho vấn đề này, nó có thể gây nên những sợ hãi khi gặp bác sĩ.
- Trải nghiệm không tốt với bác sĩ: Nếu trong những lần thăm khám với bác sĩ hoặc gặp bác sĩ mà bạn có những trải nghiệm không tốt thì bạn sẽ có cảm giác lo lắng khi gặp bác sĩ.
- Nhận tin xấu về sức khỏe: Một ngày bạn nhận được những thông tin không tốt về tình hình sức khỏe của bạn. Trong tâm trí bạn sẽ luôn xuất hiện một nỗi lo khi đối mặt với bác sĩ.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên mắc chứng lo âu khi gặp bác sĩ thì rất có khả năng bạn cũng sẽ mắc phải hội chứng này.
- Mất người thân: Chẳng may một ngày người thân của bạn mất đi do bệnh tật hoặc qua một khoảng thời gian dài phải chăm sóc ở bệnh viện bạn sẽ có xu hướng sợ hãi khi đối diện với bác sĩ.
Có thể thấy nhiều nguyên nhân gây nên cảm giác lo sợ khi gặp bác sĩ, điều quan trọng là bạn cần xác định được lý do tại sao bạn lại mắc hội chứng này và nếu cần thiết bạn cần nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng rươi và những điều bạn cần biết
Biểu hiện của hội chứng sợ bác sĩ
Để nhận biết bản thân mình có mắc phải hội chứng sợ bác sĩ hay không bạn nên chú ý những biểu hiện sau đây:
- Thường xuyên hủy cuộc hẹn với bác sĩ: Nếu bạn thường xuyên trốn tránh các cuộc hẹn của bác sĩ thì rất có thể bạn đang mắc phải hội chứng sợ bác sĩ.
- Tim đập nhanh và căng thẳng: Việc bạn luôn cảm thấy lo lắng hay chảy mồ hôi liên tục khi gặp bác sĩ. Hoặc đôi khi thường ấp úng với những câu hỏi mà bác sĩ đặt ra thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải chứng sợ bác sĩ.
- Bồn chồn, buồn nôn: Những khi liên tưởng đến môi trường y tế hay liên tưởng đến gặp bác sĩ bạn thường có những cảm giác bồn chồn hoặc cơn buồn nôn ập tới thì rất có khả năng bạn mắc hội chứng sợ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền
Một số cách cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bác sĩ
Cách nhanh nhất để tìm ra các phương pháp giúp bạn vượt qua nỗi sợ bác sĩ chính là xác định được lý do tại sao bạn lại sợ khi gặp bác sĩ.
Nếu tự bản thân bạn không thể vượt qua được nỗi sợ này bạn cần gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn điều trị một cách hiệu quả.
Hoặc những khi có cuộc hẹn với bác sĩ, bạn hay đi chung với một người bạn hay người thân để giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi đối mặt với bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu các quy trình khám bệnh như xét nghiệm, tiêm chủng… Để chuẩn bị sẵn tâm lý ngay từ ở nhà. Việc này có thể giúp bạn bớt lo lắng trước những thủ tục này.
Song song với đó bạn cũng nên trấn an bản thân rằng đây chỉ là những kiểm tra nhỏ, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn.
Có thể thấy không chỉ trẻ em mà kể cả người lớn cũng có khả năng cao mắc hội chứng sợ bác sĩ. Thay vì suy nghĩ theo những hướng tiêu cực bạn nên xem những cuộc gặp với bác sĩ là để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bạn luôn ở trạng thái tốt. Nếu nỗi sợ ngày càng gia tăng, bạn nên đến gặp các bác sĩ tâm lý để có thể được điều trị phù hợp.
Các bài viết liên quan
-
Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
-
Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
-
Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
-
Sexual abuse là gì? Tác hại của sexual abuse đối với sức khỏe
-
Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
-
Choáng ngợp là gì? Nên làm gì khi bị choáng ngợp?
-
Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
-
Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
-
Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết
-
Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị