Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa, không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi như trước đây mà cả những người trẻ cũng mắc phải, gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Nhiều bệnh nhân có băn khoăn là thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không và nên chọn những  loại xe nào là một trong những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Cùng Kenshin tìm hiểu sâu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm, lý giải nguyên nhân có nên đi xe đạp khi bị thoát vị đĩa đệm hay không nhé.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng cột sống bị đau do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hoặc rễ dây thần kinh. Hiện nay có khá nhiều bệnh nhân đã áp dụng các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ hoặc chạy bộ như một bài tập để chữa trị các bệnh về xương khớp, cụ thể là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? 1

Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?

Ngày nay, có khá nhiều người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nhất là các vận động viên thi đấu, xảy ra các tổn thương ở vùng thắt lưng hoặc đốt sống cổ. Khi xảy ra các cơn đau thường bệnh nhân đa số có xu hướng giảm các hoạt động vì sợ làm gia tăng mức độ các cơn đau. Nhưng theo các bác sĩ thì việc này không chính xác, vì vận động rất tốt và cần thiết cho xương khớp, cơ bắp của chúng ta, giúp gia tăng sự linh hoạt, dẻo dai. Các chuyên gia đã liệt kê ra những lợi ích tuyệt vời mà việc đạp xe mang lại cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và khuyên người bệnh nên đi xe đạp hằng ngày vì các lý do sau:

  • So với chạy bộ, đi bộ hoặc các bộ môn thể thao khác thì đạp xe tác động lên cột sống, phần thắt lưng ít hơn và ngoài ra còn có tác dụng kéo căng các cơ.
  • Giúp giảm căng thẳng hơn vì khi đạp xe cơ thể nghiêng người về phía trước làm cho người bệnh thoải mái hơn, đỡ đau hơn và khi đạp xe ở ngoài thiên nhiên rộng rãi thoáng mát sẽ giúp tinh thần người bệnh dễ chịu, máu lưu thông tốt hơn.

Giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? 2

Đạp xe ở ngoài thiên nhiên mát mẻ trong lành giúp người bệnh thoải mái tâm lý hơn

Tác dụng của việc đạp xe đối với bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra được những lợi ích mà việc đi xe đạp mang lại rất lớn cho sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể như:

  • Giúp cải thiện giấc ngủ: Các bác sĩ đã khuyến khích các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên đi xe đạp khoảng 20-30 phút mỗi ngày giúp hỗ trợ đi vào giấc ngủ tốt hơn, ngủ sâu hơn so với những người không đạp xe thường xuyên.
  • Giúp cải thiện não bộ: Việc đạp xe đã mang lại cho bệnh nhân sự cải thiện rõ rệt về vấn đề hô hấp tim mạch, tăng cường khả năng lưu thông máu, sản sinh ra tế bào thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung cho người bệnh.
  • Có một trái tim khỏe mạnh: Theo nghiên cứu thì những người đạp xe thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị tim mạch hơn, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, giảm đột quỵ hơn so với người không đạp xe thường xuyên.
  • Giúp kéo dài tuổi thọ: Đi xe đạp sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, gia tăng sức đề kháng, ít mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư,…

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện lâm sàng người bị sốc bỏng

Giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? 3

Đạp xe giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn

Những điều cần lưu ý khi đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bạn muốn chọn bộ môn xe đạp như một bài tập để giảm đau nhức do căn bệnh thoát vị đĩa đệm mang tới thì cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng xe đạp phù hợp với thể trạng: Một chiếc xe phù hợp với cơ thể sẽ giúp ngăn chặn các tác động không đáng có đè lên vùng thắt lưng, cột sống. Một chiếc xe có ghi đông cao, tay lái ngang bằng với ghi đông, lốp to,… là một trong những lựa chọn hoàn hảo nhất.
  • Tư thế đạp xe đúng kỹ thuật: Đạp xe đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế các chấn thương, tăng cường hỗ trợ việc giảm đau do căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Khởi động kỹ trước khi đi xe: Các bộ phận như cột sống, khớp háng, khớp gối cần phải khởi động làm nóng trước trước khi đạp xe để tránh các chấn thương.
  • Điều chỉnh độ cao của xe đạp phù hợp với bạn: Căn chỉnh độ cao của yên xe phù hợp với chiều cao của cơ thể sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi đạp xe. Gợi ý là bạn nên tham khảo các chuyên gia để có được sự tư vấn tốt nhất.
  • Phân bổ thời gian, cường độ đạp xe phù hợp với sức khỏe: Ban đầu mới luyện tập thì bạn nên dành khoảng 20 phút cho mỗi lần đạp xe rồi từ từ tăng thời gian, quãng đường đạp xe dần lên.
  • Chọn địa hình luyện tập: Cần hạn chế đi những cung đường nhấp nhô, gồ ghề vì địa hình như thế rất xóc gây áp lực lớn cho cột sống. Nên lựa chọn những đoạn đường ở công viên hoặc quanh bờ hồ vì nơi đây không khí mát mẻ trong lành, hỗ trợ thư giãn tốt hơn.

Giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? 4

>>>>>Xem thêm: Cách sơ cứu người bị đuối nước

Lựa chọn xe đạp phù hợp với thể trạng cơ thể

Xương khớp luôn là vấn đề nan giải và cần quan tâm nhất, đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm rất khó khăn khi vận động di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở bài viết trên giúp ích cho quý bạn đọc tìm được lời giải thích cho vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không và hiểu rõ lợi ích của việc đạp xe đối với căn bệnh này.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *