Chó bị nấm ở da thường xảy ra phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể do không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tình trạng nấm sẽ gây hôi lông, rụng lông, chảy máu trên da,… Vậy bệnh nấm ở chó có lây sang người hay không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Bệnh nấm ở chó có lây sang người không?
Nấm da không còn căn bệnh xa lạ đối với những người nuôi thú cưng, đặc biệt là đối với người nuôi chó. Mặc dù bệnh này không gây tác động quá nhiều đến sức khỏe của chó nhưng lại gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Ngoài ra, nấm da kéo dài sẽ làm cho cún cưng cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Các chủ nuôi thường thắc mắc về vấn đề bệnh nấm ở chó có lây sang người không? Để hiểu rõ hơn bệnh nấm ở chó hãy cùng Kenshin tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Contents
Thế nào là bệnh nấm ở chó?
Bệnh nấm da ở chó là căn bệnh nhiễm trùng ở da, lông hoặc ở móng, do vi nấm gây ra bởi nhóm nấm Dermatophytes gồm Microsporum Canis (ảnh hưởng chó mèo mức độ thấp), Trichophyton Mentagrophytes, T Verrucosum, T Erinacei, M Gypseum (gây tổn thương viêm),…
Nấm sẽ xâm nhập và gây phá hủy sợi lông, lỗ chân lông ở chó gây nhiễm nấm, da tróc vảy và rụng lông. Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở cả chó và mèo. Đối với các bé thú cưng nhỏ, tỷ lệ nhiễm nấm cao, kéo dài dai dẳng và lan rộng. Ngoài ra, nấm có thể lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác ở chó và vật nuôi khác.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh nấm da ở chó gồm có:
- Rụng lông, đóng vảy ban đỏ, sần;
- Đỏ ngứa da;
- Da có dấu hiệu tăng sắc tố;
- Viêm tai ngoài mãn tính hoặc tái phát hoặc nhiễm trùng tai.
Bệnh nấm da ở chó xuất phát từ đâu?
Bệnh nấm da ở chó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với chú chó khỏe mạnh, vi khuẩn và nấm sẽ được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu hệ thống miễn dịch kém, vi khuẩn và nấm có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ở da.
Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất là do lông bị ẩm ướt hoặc bám bẩn và không được vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài. Đây là điều kiện thích hợp để tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển và gây bệnh. Hơn nữa, một số các nguyên nhân khác gây viêm da còn là do đặc điểm giống loài, độ tuổi và vấn đề tắm rửa vệ sinh.
Đặc điểm về giống loài ở chó
Nấm da có thể xuất hiện ở mọi giống chó, nhất là đối với dòng chó có bộ lông dài. Một số giống chó điển hình như: Chó Golden, chó Alaska, chó Chihuahua, chó Poodle,… là những dòng có tỉ lệ mắc nấm cao hơn so với giống chó lông ngắn khác.
Khi sống trong môi trường nóng ẩm, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi nhiều hơn, hoặc thú cưng thường xuyên ở môi trường ẩm ướt khiến lông bị ẩm, ít vệ sinh cũng gây nên tình trạng nấm da kéo dài.
Độ tuổi của chó
Bên cạnh giống loài, độ tuổi cũng là yếu tố chủ yếu khiến chó bị nấm da. Chó con dưới 6 tháng tuổi có thể bị nhiễm nấm nhiều hơn chó trưởng thành. Chó có khả năng bị lây nhiễm chéo từ chó mẹ hoặc các anh em trong đàn.
Ngoài ra, những chú chó già cũng dễ bị mắc căn bệnh này do sức đề kháng yếu làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập, phát triển và sinh sôi.
Bệnh nấm ở chó có lây sang người không?
Về vấn đề “bệnh nấm ở chó có lây sang người không?” câu trả lời là có. Đây là một trong các căn bệnh thường lây từ động vật sang người khá phổ biến hiện nay. Cụ thể:
- Nấm má: Xuất hiện vết thương nhỏ ở một bên mặt hoặc ở cằm. Bệnh bị nhiễm là do tiếp xúc, hôn hít, ngủ cùng thú cưng có vi nấm ở trên lông.
- Hắc lào (Tinea Ciroinata): Chó mèo khi mắc bệnh hắc lào ở da và có thể lây nhiễm sang người do quá trình tiếp xúc vuốt ve hoặc chải lông cho chó. Triệu chứng đầu tiên là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và lan dần ra các vùng xung quanh. Những vết thương xuất hiện ở gần nhau khi lan ra sẽ tạo thành hình đa vòng.
Cách để điều trị nấm da cho chó
Hiện nay, bệnh nấm da ở chó được điều trị bằng hai cách phổ biến đó là tắm thuốc và sử dụng thuốc uống. Tùy thuộc vào mức độ viêm da, chủ nuôi có thể lựa chọn một trong hai phương án để điều trị cho thú cưng.
Tìm hiểu thêm: Mặt nạ tía tô: Bí quyết làm đẹp da từ thiên nhiên
Tắm thuốc
Đây là cách phổ biến được áp dụng nhiều ở các cơ sở thú y. Phương pháp này sẽ dùng thuốc để vệ sinh và tắm rửa cho thú cưng để điều trị nấm ở mức độ nhẹ. Thú cưng có làn da nhờn cần phải làm sạch trước bằng sữa tắm (chứa selen sulfide hoặc benzoyl peroxide). Sau đó, thú cưng được tắm lại lần hai bằng thuốc chứa chất chống nấm với thành phần như chlorhexidine, miconazole hoặc ketoconazole.
Khi áp dụng phương pháp này, chủ nuôi nên để thuốc tắm ngâm trên da tối thiểu 10 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc tắm thuốc cần được duy trì liên tục trong vòng khoảng 3 – 5 ngày và lặp lại trong vòng 2 đến 12 tuần. Đối với những bé bị viêm tai hoặc các vết nấm nhỏ trên da, chủ nuôi có thể sử dụng thuốc mỡ để bôi bên ngoài da.
Sử dụng thuốc uống
Nếu thú cưng bị viêm da nặng hơn, dai dẳng và có dấu hiệu mãn tính, chủ nuôi cần cho thú nuôi sử dụng các loại thuốc chống nấm. Những chú chó khi bị nấm hoặc nhiễm trùng da do vi khuẩn cần phải sử dụng thêm cả thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc uống cần thực hiện trong khoảng 4 – 12 tuần do vi khuẩn vẫn có khả năng sống cao trong thời gian này.
Các loại thuốc uống chống nấm thường có thành phần ketoconazole, itraconazole và fluconazole. Để tăng hiệu quả điều trị, thuốc nên sử dụng trong thời gian phù hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn đối với sức khỏe của thú cưng, nhất là ở gan. Vì vậy, khi uống thuốc, chủ nuôi cần có sự chỉ định của bác sĩ thú y và chú ý theo dõi sức khỏe của bé.
Phòng tránh và bảo vệ thú cưng khỏi bệnh nấm da
Làm thế nào để cho thú cưng hạn chế được tình trạng viêm da do nấm khó chịu? Dưới đây là một số những gợi ý nhỏ để giúp chủ nuôi có thêm thông tin phòng tránh bệnh cho chó:
- Tắm rửa chó định kỳ 1 – 2 lần/ tuần và vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng trại.
- Sử dụng những loại sữa tắm có độ pH phù hợp hoặc chuyên dụng để trị viêm da.
- Tránh cho thú cưng bị ẩm ướt trong thời gian dài.
- Theo dõi và khám sức khỏe thú cưng định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Cách giảm cân nhanh tại nhà cho nữ không cần dùng thuốc
Bệnh viêm da do nấm không gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe thú cưng. Tuy nhiên, nếu để trong thời gian dài, chú chó sẽ cảm thấy khó chịu và gây ra bệnh lý khác kèm theo. Do đó, chủ nuôi cần chú ý hơn về vấn đề nấm da ở chó.
Qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp cụ thể về câu hỏi bệnh nấm ở chó có lây sang người không. Hy vọng các thông tin này sẽ mang đến giá trị tham khảo cho chủ nuôi.
Xem thêm:
- Bệnh dại là gì? Nguồn lây truyền từ đâu, cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
- Chia sẻ: Bệnh vàng da ở chó có lây sang người không?
- Thắc mắc: Bệnh Care ở chó có lây sang người không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể