Khoai mỡ còn được biết đến với những tên gọi khác như là khoai tím, củ mỡ từ lâu đã là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Khoai mỡ có thể dùng làm bánh, nấu canh rất ngon và bổ dưỡng. Nhưng liệu ăn khoai mỡ nhiều có tốt không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Ăn khoai mỡ nhiều có tốt không?
Khoai mỡ là một trong những loại khoai phổ biến ở nước ta. Bên ngoài củ khoai mỡ có phần xù xì hơi giống khoai sọ. Bên trong lại màu tím giống khoai lang tím. Giống khoai này ít độ ngọt, nhiều tinh bột, có giá trị dinh dưỡng cao. Cách dùng khoai mỡ phổ biến nhất là làm bánh, nấu canh khoai mỡ, nấu cháo… Nếu bạn chưa biết ăn khoai mỡ có tác dụng gì và ăn khoai mỡ nhiều có tốt không, đây chắc chắn là bài viết bạn không nên bỏ lỡ!
Contents
Khoai mỡ là loại khoai gì?
Khoai mỡ có tên khoa học là Dioscorea alata, thuộc họ củ nâu. Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như củ mỡ, khoai tím. Trong Đông y, khoai mỡ có tên là Mao thử. Đây là loài thực vật thân leo mềm. Lá cây khoai mỡ khá lớn, có nổi rõ gân. Củ khá to, hình dáng và kích cỡ đa dạng. Ngoài vỏ củ có màu nâu, nhìn xù xì như thân cây. Bên trong thịt củ có thể có màu trắng, vàng cam, màu tím nhưng thường gặp nhất là màu tím.
Trong Đông y, khoai mỡ có tính bình, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, giảm đau, tiêu thũng. Khoa học hiện đại đã khẳng định khoai mỡ là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng khá đa dạng gồm: Chất đạm, chất béo, chất xơ, kali, canxi, sắt, đồng, mangan, vitamin A, vitamin C,…
Ăn khoai mỡ mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?
Trước khi giải đáp thắc mắc ăn khoai mỡ nhiều có tốt không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao mọi người quan tâm đến điều này.
Khoai mỡ tốt cho người tiểu đường
Trong khoai mỡ có chứa Allantoin có thể tăng cường chức năng gan và duy trì mức insulin phù hợp. Ngoài ra, loại tinh bột kháng trong khoai mỡ cũng không làm tăng đường huyết đột ngột, tốt cho người bị tiểu đường.
Khoai mỡ hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Hàm lượng chất xơ glucomannan trong khoai mỡ khá cao. Khi vào trong hệ tiêu hóa, nó có thể chuyển thành dạng gel giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế ăn vặt. Nhờ đó, họ có thể giảm cân hiệu quả mà không bị cơn đói hành hạ.
Khoai mỡ tốt cho huyết áp và tim mạch
Loại chất xơ hòa tan đặc biệt trong khoai mỡ giúp cô lập cholesterol và khiến chúng bị đào thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy, người có mức cholesterol trong máu cao tiêu thụ 510g khoai mỡ liên tục trong 30 ngày có thể giúp mức cholesterol giảm rõ rệt. Ăn khoai mỡ giúp loại bỏ natri dư thừa trong máu, giúp ổn định nồng độ natri máu nên tốt cho huyết áp và tim mạch.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu đi máy bay có an toàn không?
Ăn khoai mỡ tốt cho chức năng gan, ruột
Nhiều người muốn biết ăn khoai mỡ nhiều có tốt không vì thực phẩm này rất tốt cho đường ruột. Các chất chống oxy hóa trong khoai mỡ cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bột khoai mỡ có thể giảm đáng kể triệu chứng viêm mãn tính.
Trong thành phần của khoai mỡ có chứa tinh bột kháng – loại tinh bột giống chất xơ, không bị tiêu hóa trong dạ dày, ruột. Vì vậy, nó tốt cho tiêu hóa, làm dịu các rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, tốt cho người mắc bệnh Crohn.
Khoai mỡ tốt cho thần kinh và não bộ
Trong thành phần dinh dưỡng của khoai mỡ giàu diosgenin. Hợp chất này có thể cải thiện sự phát triển của các tế bào thần kinh cũng như sức khỏe não bộ. Hợp chất này cũng giúp tăng khả năng ghi nhớ và học tập. Mẹ hãy thường xuyên nấu cháo khoai mỡ cho bé ăn nhé!
Khoai mỡ tốt cho sức khỏe nữ giới
Trong khoai mỡ có chất progesterone tự nhiên là Diascorea uillosa tốt cho sức khỏe sinh sản nữ giới. Loại khoai này cũng giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và collagen nên rất tốt cho làn da của bạn. Ăn khoai mỡ đúng cách có thể giúp phụ nữ giảm triệu chứng mãn kinh có chịu. Lý do là bởi khoai mỡ giúp nồng độ estrogen và estradiol trong máu của tăng gần 30%. Đây là 2 loại hormone sẽ suy giảm khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh và gây ra các triệu chứng mãn kinh.
Ngoài ra, các khoáng chất như kali, mangan, canxi, đồng có trong khoai mỡ giúp duy trì sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương. Đồng, sắt, vitamin C là những thành phần tốt cho máu, giúp nâng cao miễn dịch cơ thể và phòng ngừa bệnh thiếu máu. Đến đây, bạn cũng muốn biết ăn khoai mỡ nhiều có tốt không để dùng thực phẩm này mỗi ngày đúng không nào?
>>>>>Xem thêm: Phòng chống ung thư phổi hiệu quả bằng những loại thực phẩm sau
Ăn nhiều khoai mỡ có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất kể thực phẩm nào, kể cả khoai mỡ dù có tốt đến mấy cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Ăn khoai mỡ quá nhiều có thể không tốt như bạn nghĩ:
- Khoai mỡ chứa nhiều carbohydrate và các món ăn từ khoai mỡ cung cấp lượng calo đáng kể cho cơ thể. Nếu tiêu thụ quá nhiều dễ gây tăng cân mất kiểm soát. Nếu bạn đang dư thừa cân nặng, hãy kiểm soát tổng lượng calo nạp vào cơ thể và lượng khoai mỡ ăn mỗi ngày nhé!
- Khi ăn nhiều khoai mỡ, bạn sẽ giảm tiêu thụ các thực phẩm khác. Điều này khiến bạn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nhiều món ngon và quan trọng là dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn đa dạng thực phẩm bao giờ cũng là cách ăn tốt nhất cho sức khỏe.
- Khoai mỡ có nhiều chất xơ nên nếu ăn quá nhiều có thể gây nhuận tràng, tiêu chảy. Ăn nhiều khoai mỡ cũng có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu do chất bột đường và chất xơ trong dạ dày được tiêu hóa chậm. Nếu ăn quá nhiều khoai mỡ trong một ngày và việc này kéo dài nhiều ngày dễ dẫn đến những rối loạn tiêu hóa ngoài mong muốn.
- Người bị tiểu đường ăn nhiều khoai mỡ cũng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến bệnh tiểu đường thêm nghiêm trọng.
Tóm lại, với thắc mắc ăn khoai mỡ nhiều có tốt không, câu trả lời là không. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể ăn loại khoai này. Bầu ăn khoai mỡ được không? Câu trả lời là có. Trẻ em, người già, phụ nữ sau sinh ăn được không? Câu trả lời cũng là có. Khoai mỡ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chỉ khi chúng ta sử dụng đủ lượng và đúng cách. Các cách chế biến như làm bánh khoai mỡ theo kiểu chiên, rán có thể làm tăng lượng calo trong món khoai mỡ. Vì vậy, nếu đang muốn kiểm soát cân nặng, tốt nhất bạn nên chế biến khoai mỡ theo cách luộc, hấp, nấu canh, nướng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể