Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến Paracetamol, nhiều độc giả không khỏi băn khoăn liệu rằng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn? Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Giải đáp cùng chuyên gia y tế: Dùng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không?
Paracetamol đường tĩnh mạch là một dạng đặc biệt của thuốc và không phải trường hợp nào cũng sử dụng được. Vậy Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không? Để có cái nhìn chính xác về vấn đề này, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài thông tin cơ bản về loại thuốc này trước nhé.
Contents
Chỉ định và chống chỉ định của Paracetamol đường tĩnh mạch
Paracetamol còn được biết đến với các tên gọi khác như Acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophen. Loại thuốc này có hoạt tính của phenacetin và là thuốc giảm đau hạ sốt hiệu quả, có thể được sử dụng để thay thế Aspirin. Tuy nhiên, khác với Aspirin, Paracetamol không có hiệu quả trong việc điều trị viêm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở liều điều trị, Paracetamol ít tác động đến tim mạch, hô hấp và tiêu hóa, đặc biệt là không gây kích ứng, loét hoặc chảy máu dạ dày như Salicylate. Thuốc chủ yếu được chuyển hóa tại gan và thải trừ qua nước tiểu.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng chế phẩm của Paracetamol với hàm lượng cũng như dạng bào chế khác nhau như:
- Paracetamol dạng viên nén 500mg;
- Paracetamol dạng viên sủi 500mg;
- Paracetamol dạng bột pha uống 80mg, 150mg và 250mg;
- Paracetamol dạng siro hỗn dịch uống 160mg/5ml;
- Paracetamol dạng viên đặt hậu môn 80mg, 150mg và 250mg;
- Paracetamol dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 1000mg/100ml.
Hiệu quả của thuốc qua các đường dùng không xâm nhập như đặt hậu môn, đường uống khá cao. Chính vì thế, thuốc dạng viên nén, bột pha uống hay viên đặt hậu môn thường được ưu tiên sử dụng. Vậy Paracetamol đường tĩnh mạch được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Chỉ định của Paracetamol đường tĩnh mạch
Paracetamol đường tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp điều trị ngắn hạn đau vừa, đặc biệt là đau sau phẫu thuật hoặc dùng điều trị ngắn hạn tình trạng sốt.
Trên lâm sàng, Paracetamol đường tĩnh mạch được sử dụng khi:
- Người bệnh có các cơn đau cấp tính cần giảm đau ngay hoặc sốt cao cần hạ sốt khẩn cấp.
- Người bệnh không thể sử dụng thuốc dưới các dạng bào chế khác như người bệnh bị hôn mê, nôn ói nhiều không thể dùng thuốc đường uống hay người bệnh bị tiêu chảy, viêm loét trực tràng hậu môn không thể dùng thuốc dạng viên đặt hậu môn.
Chống chỉ định của Paracetamol đường tĩnh mạch
Cũng giống như các sản phẩm thuốc khác, Paracetamol cũng có chống chỉ định trong một số trường hợp, cụ thể:
- Người mẫn cảm với paracetamol, hydrochloride – tiền chất của paracetamol, propacetamol hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trường hợp suy gan nặng (Child – Pugh > 9).
Dùng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không?
Dùng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không? So với các đường dùng thuốc không xâm nhập khác thì Paracetamol đường tĩnh mạch là thuốc được đưa trực tiếp vào máu của người bệnh do vậy mà hiệu quả của thuốc nhanh chóng được phát huy. Tuy nhiên, với câu hỏi dùng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không thì câu trả lời là không an toàn tuyệt đối bởi khi thực hiện thuốc vẫn có thể có những nguy cơ, cụ thể:
- Nguy cơ liên quan đến kỹ thuật tiêm truyền: Chệch ven, kích ứng đường truyền, tắc mạch hay nhiễm khuẩn…
- Nguy cơ liên quan đến thuốc: Trong một số trường hợp, khi dùng Paracetamol đường truyền người bệnh có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn bao gồm phản ứng dị ứng và sốc phản vệ. Các phản ứng này có thể xuất hiện sớm ngay trong khi truyền hoặc sau khi truyền.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Paracetamol tương đối an toàn khi sử dụng đúng liều khuyến cáo. Việc quá lạm dụng thuốc Paracetamol có thể gây độc tính trên gan, thận. Bên cạnh đó, các thống kê vẫn ghi nhận các phản ứng hiếm gặp khi sử dụng Paracetamol như:
- Rối loạn vận mạch với biểu hiện là tăng huyết áp.
- Rối loạn toàn thân và tại vị trí tiêm: Mệt mỏi.
- Xét nghiệm: Tăng transaminase.
- Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn, phát ban và nổi mẩn đỏ…
Nếu không may gặp phải các biểu hiện trên đây, bạn cần dừng thuốc ngay lập tức và thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Đối với chủ đề Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không thì các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng Paracetamol đường tĩnh mạch tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh chỉ dùng Paracetamol khi có chỉ định bởi bác sĩ và thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.
Tìm hiểu thêm: Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý trước khi cấy ốc tai điện tử
Lưu ý khi sử dụng Paracetamol đường tĩnh mạch
Cùng với chủ đề Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn thì lưu ý khi sử dụng Paracetamol đường tĩnh mạch cũng được rất nhiều độc giả quan tâm. Vậy khi sử dụng Paracetamol đường tĩnh mạch, bạn cần nắm được những lưu ý gì?
- Paracetamol đường tĩnh mạch được truyền tĩnh mạch trực tiếp và thời gian tối thiểu để truyền là 15 phút.
- Khi sử dụng đồng thời nhiều dạng bào chế khác nhau hoặc nhiều loại thuốc có thành phần là Paracetamol, bạn cần chú ý đến liều dùng tối đa của Paracetamol để tránh tình trạng quá liều. Đối với người lớn, liều tối đa của Paracetamol là 1g/liều sau mỗi 4 – 6 tiếng và không sử dụng quá 4g/ngày. Đối với trẻ em thì liều dùng được tính theo cân nặng và tuổi của trẻ.
- Paracetamol truyền tĩnh mạch cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Trong và sau khi truyền, người bệnh cần được theo dõi sát để phát hiện sớm các phản ứng bất lợi xảy ra (nếu có) nhằm có hướng xử trí kịp thời.
- Chỉ nên sử dụng Paracetamol đường truyền tĩnh mạch khi thực sự cần thiết và người bệnh cần chuyển sang các dạng bào chế của Paracetamol dùng đường uống ngay khi có thể.
- Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần kiểm tra về hạn sử dụng, màu sắc dịch truyền và lọ thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch bằng mắt xem có bất thường hay không.
- Một chai Paracetamol truyền tĩnh mạch chỉ dùng 1 lần duy nhất. Trường hợp không dùng hết cần bỏ đi, không để sử dụng tiếp trong lần truyền sau.
- Paracetamol đường tĩnh mạch cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C và không bảo quản trong tủ lạnh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu vành tai có tác dụng gì với cơ thể?
Một trong những loại Paracetamol đường tĩnh mạch phổ biến đó là Paracetamol Kabi 1000mg Fresenius Kabi. Đây là sản phẩm thuốc hạ sốt và giảm đau được sản xuất bởi công ty Fresenius Kabi Deutschland Gmbh. Với thành phần là 1000mg Acetaminophen, Paracetamol Kabi có tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Paracetamol Kabi 1000 có tác dụng giảm đau ngay sau khi sử dụng từ 5 – 10 phút, hiệu quả giảm đau tối đa đạt được trong khoảng 1 giờ và đặc biệt thuốc có tác dụng trong 4 – 6 giờ. Trong trường hợp hạ sốt thì thuốc có tác dụng trong vòng 30 phút sau sử dụng và tác dụng này giữ được tối thiểu trong vòng 6 tiếng. Hiện nay, sản phẩm được lưu hành tại các cơ sở của hệ thống Kenshin, tuy nhiên sản phẩm này chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề dùng Paracetamol đường tĩnh mạch có an toàn không mà Kenshin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên truy cập kênh sức khỏe của Kenshin mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Xem thêm:
- Các loại thuốc hạ sốt không hại gan nên dùng
- Cách xử trí khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1
- Cách điều trị dị ứng Paracetamol sưng mắt nhanh chóng
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể