Thụ tinh nhân tạo sinh đôi là phương pháp phổ biến và được nhiều gia đinh lựa chọn. Tuy nhiên, việc cấy sinh đôi cùng gây ra những nguy hiểm nhất định đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: [Giải đáp] Có nên thụ tinh nhân tạo sinh đôi không?
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi là hiện nay đang phương pháp được nhiều cặp vợ chồng áp dụng. Tuy vậy, phương pháp này tiềm ẩn một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết về phương pháp thụ tinh này qua bài viết dưới đây.
Contents
Đôi nét về thụ tinh nhân tạo sinh đôi
Cấy sinh đôi (thụ tinh nhân tạo sinh đôi) là phương pháp thu tinh hiện đại rất phổ biến trong y học hiện nay. Thụ tinh sinh đôi tương tự thụ tinh nhân tạo bình thường.
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi là biện pháp được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn hiện nay
Khi thụ tinh sinh đôi, các bác sĩ sẽ chọn ra những tế bào tinh trùng khỏe mạnh nhất từ bố. Sau đó đến thời kỳ rụng trứng của mẹ, bác sĩ sẽ bơm tinh trùng đã chọn lọc vào tử cung của mẹ để có thể hình thành nên bào thai. Thực chất, phương pháp cấy sinh đôi không quá khó để có thể thực hiện, nhất là với y học đạt đến tầm cao như hiện nay.
Phương pháp thụ tinh sinh đôi theo ý muốn
Hiện nay, có 2 phương pháp thụ tinh sinh đôi rất được ưa chuộng, cụ thể:
Bơm tinh trùng vào tử cung IUI
Đây là phương pháp thường được chỉ định cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tỉ lệ thụ thai khi áp dụng phương pháp này có thể lên đến 30%. Bác sĩ lọc ra những tế bào tinh trùng khỏe mạnh từ bố, tiếp đó đưa số tinh trùng này vào cơ thể mẹ thông qua buồng tử cung.
Chi phí khi thực hiện phương pháp này giao động ở mức 10 – 20 triệu đồng, do vậy, rất nhiều bố mẹ đã lựa chọn để có thể tăng tỉ lệ mang song thai.
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi trong ống nghiệm IVF
Khác với phương pháp IUI, thụ tinh nhân tạo sinh đôi bằng IVF có quy trình phức tạp hơn. Sau khi chọn lọc tinh trùng từ bố, bác sĩ sẽ cấy chung tinh trùng với trứng vào trong uống nghiệm để tạo phôi. Tiếp đó đưa nhiều phôi vào trong cơ thể mẹ để tăng tỉ lệ thụ thai đôi. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao hơn so với IUI.
Chi phí của phương pháp này giao động từ 50 – 70 triệu, phù hợp với các gia định có điều kiện vững về kinh tế.
Có nên thụ tinh nhân tạo sinh đôi không?
Có rất nhiều lý do mà bố mẹ có thể cân nhắc xem liệu có nên thụ tinh nhân tạo sinh đôi hay không:
- Thứ nhất: Điều kiện kinh tế của gia đình. Chi phí của việc thụ tinh cũng khá cao. Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng 2 đứa bé cùng một lúc đồi hỏi bố mẹ phải chuẩn bị thật tốt về tinh thần cũng như vật chất để bé được lớn lên trong điều kiện tốt nhất.
- Thứ hai: Sức khỏe của mẹ. Không phải tất cả các bà mẹ đều có thể mang thai đôi trong 1 lần, điều này còn tùy thuộc rất lớn vào thể trạng sức khỏe hiện tại của mẹ.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và sức khỏe của mẹ để quyết định có nên thụ tinh sinh đôi không
Tuy vậy, đây nhìn chung vẫn là một phương pháp đáng để cân nhắc. Việc có 2 thành viên kháu khỉnh, khỏe mạnh và mang nhiều nét giống nhau và giống với ba mẹ sẽ tạo ra sự hạnh phúc trong ngôi nhà.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi thụ tinh sinh đôi
Bên cạnh một số nguy cơ như việc mang thai bình thường như ốm nghén, khó chịu, bị sưng phù, nguy cơ tiểu đường thai kỳ….thì việc thụ tinh nhân tạo sinh đôi tiềm ẩn một số nguy cơ sau:
- Sinh non, đẻ thiếu tháng: Kích thước của song thai khá lớn, do vậy mẹ bầu dễ bị tức tử cung, vỡ nước ối ở những tháng cuối, nguy cơ sinh non cũng cao hơn bình thường.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân suy thận ở người trẻ và phương pháp điều trị
Thụ tinh song sinh có thể khiến mẹ sinh non, thiếu tháng- Có thể phải đẻ mổ: Hầu hết mẹ bầu mang thai đôi đều phải nhờ đến phương pháp đẻ mổ để có thể sinh con một cách an toàn nhất. Xác suất thai chết lưu hoặc tử vong cao hơn so với mẹ bầu bình thường.
- Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng: Mang song thai khiến mẹ bầu tăng cân một cách đột ngột bởi mẹ có 2 em bé, lượng nước ối cũng nhiều rõ rệt.
- Thai đôi dính liền bộ phận: Song thai dính liền bộ phận xảy ra do quá trình phân tách phôi diễn ra chậm, khi đó 2 bé sẽ chia sẻ các cơ quan cho nhau, việc này có thể gây ảnh hưởng đến sự sống của bé khi sinh ra.
Bên cạnh đó, tỷ lệ sảy thai ở mẹ sinh đôi cũng cao hơn. Vì vậy, mẹ hãy chú ý nghe theo lời khuyên của bác sĩ và đưa ra những quyết định sáng suốt.
Những lưu ý khi mang song thai thụ tinh nhân tạo
Sau đây là những lưu ý mẹ bầu không được bỏ qua khi mang song thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo:
Thăm khám định kỳ
Như đã chia sẻ ở trên, thụ tinh nhân tạo sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám do bác sĩ đưa ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe ngay tại nhà.
Cân bằng dinh dưỡng
Mang bầu 1 bé đã vất vả, mang bầu 2 bé thì sự vất vả lại càng tăng lên. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển và chào đời một cách khỏe mạnh nhất.
>>>>>Xem thêm: 5 điều quan trọng về sức khỏe biểu hiện qua việc cơ thể tiết mồ hôi mà bạn cần biết
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu tỏng suốt thời kỳ mang thaiNên bổ sung các loại thực phẩm nhiều protein như thịt, cá, trứng, sữa, bên cạnh đó là các loại rau xanh, trái cây tươi và các loại thịt đỏ giàu chất sắt. Đừng quên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và nhiều đường.
Tập thể dục hàng ngày
Thể dục nhẹ nhàng hằng ngày như đi bộ, thiền, yoga giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu và đồng thời giúp quá trình sinh con sau này diễn ra suôn sẻ hơn.
Thụ tinh nhân tạo sinh đôi có thể mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình nhưng cũng đồng thời gây ra một số nguy hiểm, nhất là với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, hãy nghe theo những tư vấn của bác sĩ và đưa ra những quyết định sáng suốt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé sinh ra khỏe mạnh, phát triển tốt.
Quỳnh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể