Giác mạc là gì và một số bệnh thường gặp ở giác mạc

Giác mạc rất quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của mỗi người. Nhưng liệu các bạn đã thật sự biết giác mạc là gì, có cấu tạo ra sao và các bệnh lý thường gặp ở giác mạc chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giác mạc là gì và một số bệnh thường gặp ở giác mạc

Mắt là một giác quan quan trọng của con người, giúp việc nhìn nhận và theo dõi các sự vật xung quanh. Để có thể thực hiện được chức năng thị giác, mắt có cấu tạo tương đối tinh vi. Trong đó, bao gồm những thành phần cấu tạo cơ bản như thủy tinh thể, võng mạc hay giác mạc. Vậy cụ thể giác mạc là gì? Cấu tạo và chức năng của giác mạc như thế nào?

Tìm hiểu về giác mạc

Giác mạc là gì?

Giác mạc hay tiếng anh gọi là Cornea, là một thành phần trong lớp vỏ nhãn cầu của mỗi người. Cụ thể hơn, một lớp màng ngoài cùng chiếm 1 phần 5 diện tích trước lớp vỏ nhãn cầu chính là giác mạc (tương ứng với vị trí của tròng đen ở mắt). Tại vị trí này, giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp và thực hiện chức năng chính là bảo vệ nhãn cầu, đồng thời kiểm soát và giúp ánh sáng hội tụ đi vào mắt.

Giác mạc ở người bình thường trong suốt và có độ cong lồi ra phía trước như mặt kính đồng hồ. Mặt trước giác mạc lồi còn mặt sau thì lõm, mặt trước có diện tích nhỏ hơn mặt sau.

Đường kính giác mạc thay đổi từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. Trẻ sơ sinh có đường kính giác mạc đo được là 10mm và con số này ở người lớn là 11,5mm. Thật vậy, giác mạc có kích thước thay đổi phù hợp với từng độ tuổi.

Chức năng của giác mạc

Giác mạc là một phần cấu tạo quan trọng của nhãn cầu, có một số vai trò chính như:

  • Đầu tiên, giác mạc cùng với hốc mắt, củng mạc và mi mắt tham gia bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Những cấu trúc này ngăn cản, chống lại các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, vi trùng,… xâm nhập vào bên trong nhãn cầu.
  • Tiếp theo, giác mạc có vai trò như một thấu kính, giúp kiểm soát và hội tụ các tia sáng chiếu vào mắt. Giác mạc chiếm đến 2 phần 3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Các tia sáng khi chiếu đến bề mặt của nhãn cầu, phải được hội tụ qua giác mạc và thể thủy tinh để rơi đúng vào võng mạc. Sau đó tín hiệu này sẽ được truyền lên não.
  • Cuối cùng, giác mạc hoạt động cũng giống như bộ lọc tia cực tím (tia UV). Nếu không có giác mạc, võng mạc và thủy tinh thể sẽ rất dễ bị tổn thương bởi tác hại của các loại tia này.

Giác mạc 02

Giác mạc là một thấu kính giúp hội tụ các tia sáng chiếu vào mắt

Cấu tạo của giác mạc

Vậy là bạn đã biết giác mạc là gì và chức năng của bộ phận này. Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp, sắp xếp theo thứ tự từ ngoài cùng vào trong, bao gồm:

  • Lớp biểu mô;
  • Lớp màng Bowman;
  • Lớp nhu mô;
  • Lớp màng Descemet;
  • Lớp nội mô.

Giác mạc là gì thì giác mạc là phần không được bao phủ bởi kết mạc. Do đó, mặt trước của giác được che chắn bởi 5 đến 6 lớp màng mỏng các tế bào biểu mô. Lớp tế bào này có tác dụng ngăn chặn và chống lại sự nhiễm trùng đi sâu hơn vào những lớp bên trong giác mạc. Nếu chấn thương chỉ giới hạn ở lớp biểu mô, thì sẽ không để lại sẹo trên giác mạc.

Mặt sau giác mạc cũng được bao phủ bởi một lớp tế bào nội mô, có chức năng giúp làm thoát nước thừa từ bên trong giác mạc, nên khi bị tổn thương ở lớp này, sẽ dễ dàng thấy giác mạc bị phù và đục. Vùng rìa giác mạc (Limbus) là phần nối tiếp với củng mạc của nhãn cầu. Vùng này rất quan trọng và là điểm yếu nhất tại nhãn cầu.

Lớp nội mô chỉ được cấu tạo từ 1 lớp tế bào, có chức năng bơm nước ra khỏi giác mạc, để duy trì sự trong suốt cho giác mạc. Chính vì thế, khi mổ đục thủy tinh thể phải đếm số lượng tế bào nội mô, nhằm phòng tránh trường hợp không đủ số lượng sau phẫu thuật, giác mạc sẽ bị đục do loạn dưỡng.

Giác mạc 03

Sơ lược về các bộ phận cấu tạo của giác mạc

Một số bệnh lý thường gặp tại giác mạc

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là bệnh lý thâm nhiễm, gây viêm tế bào giác mạc. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm giác mạc, bao gồm nhóm các nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn hoặc virus. Nhóm vi khuẩn thường gây bệnh viêm giác mạc có thể kể đến như trực khuẩn mủ xanh – P. aeruginosa, tụ cầu vàng – S. aureus hoặc họ cả vi khuẩn nhóm Streptococci. Cùng với đó, nấm và virus (HSV) cũng có thể gây ra tình trạng này. Về phía còn lại, nguyên nhân gây viêm không nhiễm trùng phổ biến nhất là do các tổn thương tại giác mạc gây ra.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm giác mạc có thể kể đến như:

  • Đau và đỏ mắt;
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng (khó chịu khi ánh sáng chiếu vào mắt);
  • Chảy nước mắt nhiều;
  • Tiết dịch ở mắt;
  • Nhìn mờ, giảm thị lực;
  • Cảm giác có vật lạ trong mắt.

Viêm loét giác mạc vốn rất nguy hiểm và cần được chăm sóc kịp thời. Bệnh nếu không được điều trị hiệu quả, có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như sẹo giác mạc, bong giác mạc, mất thị lực và mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy, khi bị viêm giác mạc bạn không được chủ quan, mà cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa về mắt, để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Mẹ nhóm máu O sinh con bị vàng da hay không?

Giác mạc 04
Viêm giác mạc có thể do các tác nhân gây viêm hoặc không viêm

Rách giác mạc

Rách giác mạc là tình trạng tổn thương giác mạc rất phổ biến. Tên gọi rách giác mạc dùng để chỉ những vết trầy xước trên bề mặt lớp biểu mô giác mạc.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương giác mạc kiểu này, là do dị vật rơi vào mắt (như cát, đất đá, vụn kim loại, mạt gỗ, mảnh kính nhỏ,…). Nếu vết rách nông và chỉ giới hạn trên lớp biểu mô bề mặt, thì đa phần tổn thương sẽ tự lành sau vài ngày và hầu như không ảnh hưởng gì đến thị lực.

Tuy nhiên, nếu vết rách lớn, sâu và tiến triển nặng, thì lại là một tình trạng báo động nặng tại mắt vô cùng nguy hiểm. Cần phải có phương án xử trí can thiệp và điều trị ngay, giúp hạn chế tổn thương giác mạc và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm loét, sẹo ở giác mạc,… Chính vì thế, khi có dị vật rơi vào trong mắt làm tổn thương giác mạc, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng có phương án xử trí.

Phẫu thuật ghép giác mạc là gì?

Hiện nay, có khá nhiều bạn tìm hiểu và quan tâm đến phẫu thuật ghép giác mạc. Mục đích của phẫu thuật này, thường được chỉ định để phục hồi lại thị lực cho những người có giác mạc bị hỏng. Phẫu thuật ghép giác mạc là phẫu thuật giúp thay thế giác mạc của người khuyết tật, bằng mô giác mạc bình thường từ người tình nguyện hiến tặng.

Ghép giác mạc có thể giúp phục hồi thị lực cho bệnh nhân mắc phải các bệnh về giác mạc như viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, giác mạc biến dạng hình chóp,… Tỷ lệ thành công của phẫu thuật ghép giác mạc tương đối cao, do đặc tính quan trọng của giác mạc là không có hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Trong những trường hợp có xuất hiện mạch máu do bị viêm, thì ghép giác mạc có tiên lượng xấu, vì có tân mạch nên tỷ lệ thải ghép cao hơn rất nhiều.

Giác mạc 05

>>>>>Xem thêm: Liệu pháp hormone thay thế là gì? Rủi ro khi sử dụng

Ghép giác mạc giúp phục hồi thị lực cho mắt

Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin giác mạc là gì, cấu tạo, chức năng và một số bệnh thường gặp ở giác mạc. Giác mạc là một bộ phận vô cùng quan trọng của mắt, mong là bạn sẽ luôn chú ý bảo vệ giác mạc để có một “cửa sổ tâm hồn” khỏe mạnh.

Xem thêm: Giác mạc mỏng có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *