Gàu ướt tuy ít gặp nhưng nếu xuất hiện thì chúng sẽ đi kèm rất nhiều hệ lụy phiền toái. Bởi vậy ngăn ngừa và phát hiện sớm là nguyên tắc cơ bản để phòng chống vấn đề da liễu nói trên.
Bạn đang đọc: Gàu ướt: Nguyên nhân phát sinh và cách trị tận gốc
Mặc dù không được nhắc tên nhiều như gàu khô nhưng gàu ướt cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều người. Hiện tượng này thường được tìm thấy ở những người da dầu, thai phụ, trẻ dậy thì,… Đây là những đối tượng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến lớp da chết bong ra và bị bết lại thành từng mảng màu vàng nâu.
Contents
Gàu ướt là gì
Gàu ướt là hiện tượng các tế bào da chết kết dính với nhau thành mảng mỏng dẹt, bám vào da đầu và tóc do sự hiện diện của lượng lớn dầu nhờn trên bề mặt da.
Như đã nhắc qua ở trên, loại gàu này thường xuất hiện ở những người có tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ. Nó có thể xảy đến ở người da nhờn hoặc phát sinh trong những giai đoạn/thời kỳ đặc biệt như: Dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh nở,…
Thành phần của gàu dạng ướt không chỉ bao gồm dầu thừa và tế bào chết. Khả năng kết dính của chất bã nhờn còn “lôi kéo” cả bụi bẩn, xác vi sinh vật. Vậy nên không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, chúng còn có thể gây viêm nhiễm, ngứa ngáy nếu không can thiệp kịp thời.
Cách phân biệt gàu ướt và gàu khô
Để có thể điều trị hiệu quả gàu dạng ướt thì bạn cần phân biệt chúng với gàu khô. Vậy đâu là những dấu hiệu đặc trưng của loại gàu này?
- Thứ nhất, gàu dạng ướt thường kết mảng lớn, có màu vàng, sờ vào có độ dính nhẹ. Trong khi đó gàu khô có màu trắng, kết cấu nhỏ li ti và không hề bị dính.
- Thứ hai, gàu dạng ướt dễ gây viêm da đầu, gây kích ứng, mẩn đỏ tại khu vực chúng xuất hiện nhưng gàu khô thì không.
- Thứ ba, loại gàu này không dễ bong ra khỏi da đầu hay các sợi tóc, kể cả khi bạn sử dụng liệu pháp vật lý. Ở một diễn biến khác, gàu khô rất dễ tách khỏi da đầu và tóc của bạn.
- Thứ tư, gàu dạng ướt rất phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi 15 – 65 và rất hiếm khi xuất hiện ở nam giới. Gàu khô thì có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính.
Gàu ướt phát sinh do đâu?
Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng gàu ướt là do dầu thừa được tiết ra quá nhiều trên da đầu. Và sự tích tụ của thành phần này có thể phát sinh từ những lý do dưới đây:
Gội đầu không sạch hoặc lười gội đầu
Khi gội đầu qua loa thì bạn không thể loại bỏ hết da chết trên bề mặt, bã nhờn vẫn còn ứ đọng trong lỗ chân lông và trào ra ngoài. Từ đó làm xuất hiện gàu dạng ướt.
Trong một diễn biến khác, nếu lười gội đầu thì tình trạng còn nặng nề hơn vì tế bào chết, bụi bẩn và dầu nhờn sẽ tích tụ cộng dồn. Chúng càng ngày càng dày hơn, bết dính vào nhau và hình thành nên những mảng gàu lớn màu vàng, sờ dính tay.
Da nhờn
Kể cả khi làm sạch da đầu thường xuyên nhưng da nhờn, tiết dầu thừa mất kiểm soát thì gàu dạng ướt vẫn có thể hình thành. Hiện tượng trên không chỉ phát sinh ở vùng da đầu mà còn có thể xuất hiện ở vùng kín, nách, lông mày, dần dà gây nên hiện tượng viêm da tiết bã.
Nhiễm nấm men
Chủng nấm men Malassezia được cho là có liên quan mật thiết với việc phát sinh loại gàu này. Khi bị nhiễm nấm, Malassezia sẽ gây kích ứng mạnh, khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, tế bào chết bong ra với cường độ mạnh hơn, từ đó làm xuất hiện gàu dạng ướt.
Tìm hiểu thêm: An Trĩ Vương có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
Cách loại bỏ tận gốc
Để loại bỏ tận gốc gàu ướt, bạn hãy nương theo hướng dẫn sau:
Trị gàu bằng phương pháp đặc trị hoặc sử dụng dược liệu thiên nhiên
Để trị gàu, tùy mức độ bệnh mà bạn có thể áp dụng một trong ba cách: Bôi thuốc đặc trị, sử dụng dầu gội trị gàu chứa axit salicylic để làm sạch bã nhờn và tế bào chết hoặc dùng liệu pháp thiên nhiên. Với cách can thiệp cuối thứ ba, bạn có thể dùng gel lô hội, giấm táo, trứng gà, dầu oliu hoặc nước cốt chanh và giấm để khắc phục tình trạng này.
Làm sạch tóc đúng cách và đúng tần suất
Khi gội đầu, bạn cần dùng đầu ngón tay mát xa kỹ mọi ngóc ngách để gàu, tế bào chết bong ra khỏi da đầu. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, đủ lực nhưng không mạnh tay để tránh gây phản tác dụng. Sau khi gội xong, hãy để tóc khô tự nhiên, không nằm ngủ ngay và cũng không bôi bất cứ thành phần nào lên tóc, da đầu.
Bên cạnh đó, đừng quên gội đầu thường xuyên để chất bẩn và tế bào bong tróc không có cơ hội bám trụ trên da đầu. Tần suất lý tưởng là 3 lần mỗi tuần. Nếu bạn có da dầu thì hãy tăng lên 4 – 5 lần mỗi tuần để cải thiện tình hình. Đặc biệt bạn có thể tham khảo qua phương pháp gội đầu dưỡng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị gàu.
Mát xa da đầu bằng lược mỗi ngày
Khi gội đầu, lúc sáng dậy hoặc trước khi đi ngủ, bạn nên dùng lược mềm để chải đầu. Việc làm này vừa giúp hỗ trợ làm bong gàu, vừa tăng tuần hoàn máu dưới da và nâng cao hiệu quả làm sạch của cơ quan này.
Trong trường hợp áp dụng các phương pháp trên mà gàu dạng ướt vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên ghé bác sĩ da liễu để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp
Một số lưu ý
Việc điều trị gàu dạng ướt sẽ không có tác dụng nếu bạn bỏ qua một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Nếu bạn sử dụng đồ chiên rán, thực phẩm giàu chất béo thì quá trình tiết dầu nhờn dưới da cũng bị kích hoạt với cường độ mạnh hơn. Khi đó tình trạng gàu dạng ướt sẽ càng nặng nề. Do đó để ngăn ngừa và cải thiện vấn đề trên thì chúng ta nên cắt giảm tối đa lượng chất béo dung nạp hằng ngày.
- Tránh xa các loại hải sản, bò, gà, vịt trong thời gian điều trị để giảm thiểu kích ứng da đầu và ngăn ngừa tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá phát.
- Bổ sung rau củ quả tươi – những đại diện giàu vitamin và chất chống oxi hóa để tăng cường sức đề kháng cho da.
- Nói không với đồ nếp nếu da đầu xuất hiện mụn nước hoặc mưng mủ, chảy dịch, sưng tấy nặng.
- Kiêng uống cà phê, bia, rượu vì những thành phần này đều làm tăng việc tiết bã nhờn. Như vậy việc điều trị sẽ kéo dài và gặp nhiều khó khăn hơn.
- Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thay chăn ga gối đệm mỗi tuần 1 lần, làm sạch mũ bảo hiểm mỗi tháng 1 lần để hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ tái phát.
- Nếu bệnh do nấm gây ra thì cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ trong việc dùng thuốc. Không sử dụng thuốc tùy tiện mà tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của chuyên gia y tế đưa ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề gàu ướt. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu tường tận về vấn đề này và trang bị cho mình đủ kiến thức để đối phó với chúng nếu chẳng may gàu dạng ướt “ghé thăm”.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể