Nhiều người có suy nghĩ rằng nếu đã nhiễm Covid-19 và chữa khỏi bệnh thì sẽ không lo mắc Covid-19 nữa vì trong cơ thể đã có kháng thể của loại virus này.
Bạn đang đọc: F0 Covid-19 khỏi bệnh có tái nhiễm không?
Thực tế cho thấy, thời gian qua thế giới đã ghi nhận nhiều ca tái nhiễm vì SAR-CoV-2. Liệu điều này là đúng hay sai? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
F0 khỏi bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm
Những chuyên gia y tế trên thế giới chỉ ra rằng, sau khi trị khỏi Covid-19, cơ thể bệnh nhân đúng là sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, kháng thể này thường được tạo ra không đủ mạnh, lượng không đủ nhiều hoặc không tồn tại đủ lâu trong cơ thể để giúp F0 khỏi bệnh miễn nhiễm hoàn toàn với Covid-19 trong thời gian lâu dài.
Đó là chưa kể hiện nay tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, các chủng virus mới đang dần xuất hiện và có xu hướng mạnh hơn các chủng cũ như Beta, Gamma, Delta và mới nhất là Omicron. Những biến chủng virus sau mang nhiều biến đổi về cả cấu trúc lẫn cách thức gây bệnh cùng khả năng lây lan nhanh hơn so với chủng trước nên chưa chắc kháng thể có được từ lần mắc trước có thể chống lại được chủng mới này. Do đó, nguy cơ tái nhiễm ở những người vừa khỏi Covid-19 là có tồn tại. Về phần trăm nguy cơ tái nhiễm cụ thể thì WHO vẫn chưa đưa ra bất cứ số liệu nào.
F0 khỏi bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm
Sau bao lâu thì người khỏi bệnh có thể tái nhiễm Covid-19?
Chuyên gia miễn dịch của Đại học Pittsburgh John Alcorn cho biết mức độ sản sinh kháng thể ở mỗi F0 từng dương tính với Covid-19 là khác nhau do đó rất khó để xác định cụ thể thời gian bảo vệ cơ thể khỏi SAR-CoV-2 của kháng thể ở từng người.
Theo tạp chí The Lancet, những người đã từng nhiễm Covid-19 thì có nguy cơ tái nhiễm sau 6 tháng là 20% và tỷ lệ này lên đến 53% với đối tượng 65 tuổi trở lên.
Tuy nhiên một nghiên cứu khác từ Đan Mạch hồi tháng 3 lại chỉ ra rằng phần lớn những người mắc Covid-19 sẽ không tái nhiễm trong vòng 6 tháng.
Một báo cáo vào tháng 10 năm 2021 của Trường Y tế Công cộng Yale (Mỹ) cho thấy là những bệnh nhân chưa tiêm chủng vaccine sẽ có khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 trong vòng ít nhất là 3 tháng sau kể từ lúc nhiễm bệnh, và có nguy cơ tái nhiễm trung bình trong vòng 16 tháng (theo Healthline). Kết quả tương tự cũng được tiến sĩ Lauren Rodda của trường Y Đại học Washington công bố khi phát hiện các kháng thể của Covid-19 có thể duy trì được ít nhất 3 tháng, ngay cả trong trường hợp có triệu chứng mắc bệnh nhẹ.
Ở một nghiên cứu khác trên Tạp chí Y học New England, với đối tượng nghiên cứu là 1.107 người đã khỏi Covid-19 ở Iceland, kết quả cho thấy rằng, trong vòng 4 tháng, kháng thể của các F0 khỏi bệnh không hề bị giảm đi. Nhiều nghiên cứu còn lại chỉ ra rằng thời gian duy trì kháng thể còn có thể lâu hơn. Ví dụ đối với nghiên cứu công bố trên tạp chí Immunity cho rằng thời gian miễn dịch với Covid-19 ở người từng dương tính là 7 tháng, trong khi Viện Miễn dịch học La Jolla từ California, Mỹ thì có kết quả đến 8 tháng.
Thậm chí, một nghiên cứu mới đây từ Qatar khi thực hiện nghiên cứu trên 353.326 người từng là F0 ở quốc gia này, khoảng cách thời gian tái nhiễm lên đến 9 tháng với ít trường hợp tái dương tính và thường không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Các nghiên cứu trên thực tế chỉ có tính tham khảo chứ không thể đưa ra bất kì khẳng định nào về thời gian miễn dịch sau của cơ thể sau khi khỏi bệnh vì còn tùy thuộc với công tác chống dịch ở mỗi quốc gia cũng như khả năng đề kháng của mỗi cá nhân. Do đó, mỗi người đều không được có suy nghĩ chủ quan với dịch bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thuốc táo bón duphalac bà bầu uống được không?
Rất khó để xác định cụ thể thời gian bảo vệ cơ thể khỏi SAR-CoV-2 của từng người
F0 Covid-19 khỏi bệnh có cần tiêm vaccine không?
CDC Mỹ chỉ ra rằng với những người đã từng nhiễm Covid-19, nếu không được tiêm chủng, có nguy cơ tái nhiễm cao hơn khoảng 234% so với những người đã tiêm vaccine.
Việc đặt câu hỏi này giống như thắc mắc có bắt buộc phải thắt dây an toàn khi đã trang bị túi khí trong xe hay không vậy. Bạn có túi khí nhưng không có nghĩa là dây an toàn không đem lại công dụng gì và ngược lại. Vậy nên, tốt nhất vẫn hãy thực hiện tiêm vaccine đầy đủ ngay cả khi đã từng nhiễm bệnh.
Tuy hầu hết F0 khỏi bệnh rồi tái nhiễm đều không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có khả năng lây cho những người xung quanh. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo những ai đã từng dương tính với Covid-19 vẫn phải tiêm vaccine đầy đủ không chỉ vì bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn là bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng.
Đồng thời, những người đã từng mắc virus SARS-CoV-2 cần phải tuân thủ quy tắc 5K, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch như khử khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… để góp phần ngăn chặn tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng.
Theo công bố trên tạp chí Timesofinda, dựa theo sự tiến hóa của virus, nếu không tiêm chủng và đeo khẩu trang, tỷ lệ tái nhiễm trung bình sẽ tăng lên 5% trong thời gian 4 tháng và có thể tăng tới 50% sau 17 tháng ở những người từng dương tính với Covid-19.
>>>>>Xem thêm: Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà
F0 Covid-19 khỏi bệnh vẫn cần tiêm vaccine
Trên đây là câu trả lời dành cho thắc mắc F0 khỏi bệnh có tái nhiễm không của nhiều người. Virus Covid-19 là loại virus nguy hiểm, nhiều biến chủng và hiện nay vẫn chưa có vaccine nào có thể phòng ngừa 100% căn bệnh này. Do đó, cần loại bỏ suy nghĩ chúng ta sẽ không mắc lại Covid-19 nếu đã từng nhiễm bệnh và nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy giữ tâm lý lạc quan và theo dõi các hướng dẫn điều trị F0 tại nhà để sớm hồi phục nhé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể