Nước tiểu là chất lỏng vô trùng được lọc tại thận và tích tụ tại bàng quang, khi bàng quang đầy não bộ sẽ phát tín hiệu buồn tiểu và nước tiểu được thải ra ngoài khi cơ vòng mở. Trong nước tiểu có nhiều thành phần, gồm có nước, muối và các chất hòa tan trong quá trình trao đổi chất. Những thành phần này góp phần tạo nên pH nước tiểu.
Bạn đang đọc: Độ pH nước tiểu bình thường là bao nhiêu? Làm thế nào để duy trì pH nước tiểu?
Độ pH nước tiểu phản ánh một số vấn đề sức khỏe và hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý liên quan đến quá trình bài tiết. Để hiểu hơn về pH nước tiểu, Kenshin mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.
Contents
Độ pH nước tiểu bình thường khoảng bao nhiêu?
Độ pH nước tiểu có tác dụng chính là đánh giá tính axit của nước tiểu thông qua nồng độ ion H+ tự do có trong thành phần của nước tiểu. Độ pH nước tiểu bình thường sẽ dao động khoảng 4.5 – 8.0, trung bình là 6.0 thể hiện tình trạng sức khỏe bình thường, không gặp vấn đề nước tiểu tăng tính axit hoặc kiềm. Nếu chỉ số pH nước tiểu giảm xuống dưới 5.0 có nghĩa là nước tiểu bị axit hóa và khi tăng cao trên 8.0 chứng tỏ nước tiểu đã bị kiềm hóa.
Chỉ số pH nước tiểu có ý nghĩa gì?
Sỏi thận là những khối nhỏ chất khoáng tích tụ bên trong thận dẫn đến cảm giác đau tức khó chịu, ngăn cản dòng nước tiểu từ thận di chuyển xuống niệu quản. Sỏi thận thường có xu hướng dễ hình thành hơn khi nước tiểu bị axit hóa hoặc kiềm hóa. Bác sĩ tiến hành khảo sát pH nước tiểu của người bệnh cũng nhằm mục đích dự đoán nguy cơ sỏi thận.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số pH nước tiểu là thực phẩm mà người bệnh tiêu thụ mỗi ngày. Chỉ số pH nước tiểu bất thường có khả năng cao liên quan đến thực phẩm, đặc biệt là khi bệnh nhân ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc kiềm trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Những loại thực phẩm này là:
- Thực phẩm có tính axit: Bao gồm lúa mì, soda, thực phẩm giàu protein hoặc những thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Thực phẩm có tính kiềm: Gồm các loại hạt khô, rau và các loại trái cây.
Bên cạnh đó, tình trạng độ pH nước tiểu tăng hoặc giảm bất thường cũng có liên quan mật thiết đến một số bệnh lý. Nếu độ pH nước tiểu tăng quá cao trên 8.0 có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Bệnh sỏi thận;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Rối loạn chức năng thận như toan ống thận hoặc suy thận mạn;
- Kiềm hô hấp do tăng thông khí, nhịp thở tăng nhanh bất thường;
- Rửa dạ dày;
- Tắc môn vị;
- Nôn ói nhiều.
Trường hợp độ pH nước tiểu giảm mạnh dưới ngưỡng 5.0 có thể liên quan đến các tình trạng như:
- Nhiễm toan chuyển hóa (acidosis);
- Bệnh nhân bị nhiễm ketoacidosis tiểu đường;
- Tiêu chảy hoặc thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng;
- Mất nước;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng
Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ pH của nước tiểu?
Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy pH nước tiểu, khi này, độ pH nước tiểu có thể bị tác động bởi những yếu tố như:
- Lấy nước tiểu vào ống chứa chưa đúng, cần thực hiện lại các thao tác lấy mẫu nước tiểu để đảm bảo chất lượng mẫu.
- Mẫu nước tiểu để quá lâu trước khi đem đi xét nghiệm khiến số lượng vi khuẩn tăng phân hủy ure, từ đó tạo thành NH3 và dẫn đến kiềm hóa nước tiểu (độ pH nước tiểu tăng).
- Muối amino clorua khiến nước tiểu bị axit hóa.
- Thành phần sodium bicarbonate, potassium citrate và acetazolamide làm nước tiểu bị kiềm hóa (pH nước tiểu tăng).
- Một số loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số pH nước tiểu nên trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên dừng uống thuốc.
- Nước tiểu có tính kiềm khi xét nghiệm nước tiểu sau khi ăn do sự bài tiết axit dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Nạo VA cho trẻ liệu có gây đau?
Quy trình lấy mẫu nước tiểu chuẩn xác
Độ pH nước tiểu bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng nước tiểu. Thực hiện đúng quy trình lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm sẽ giúp kết quả độ pH nước tiểu chuẩn xác hơn, tránh trường hợp sai lệch kết quả dẫn đến chẩn đoán sai hoặc gây khó khăn khi chẩn đoán bệnh lý. Nếu được chỉ định xét nghiệm nước tiểu bạn nên thực hiện theo quy trình dưới đây để lấy được mẫu nước tiểu chuẩn nhất.
- Trước khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu bạn cần vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn, tránh vi khuẩn nhiễm vào mẫu nước tiểu.
- Đi tiểu như bình thường, bỏ phần nước tiểu đầu và cuối, chỉ hứng lấy phần nước tiểu giữa.
- Nước tiểu giữa dòng được trữ trong dụng cụ chuyên dụng của bệnh viện, dao động khoảng 30 – 60ml để đủ điều kiện đo độ pH nước tiểu.
Làm thế nào để duy trì độ pH nước tiểu cân bằng?
Việc pH nước tiểu tăng hoặc giảm quá nhiều đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Để góp phần duy trì sự cân bằng độ pH nước tiểu bạn cần lưu tâm những yếu tố sau:
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày, dao động từ 1.5 – 2 lít nước và uống nhiều hơn nếu bạn phải lao động nặng, tập thể dục thể thao với cường độ cao, đổ nhiều mồ hôi,…
- Ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày để bổ sung thêm vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể, trung hòa axit và kiềm, góp phần duy trì pH nước tiểu ổn định. Các thực phẩm như cải bó xôi, quả bơ, ớt chuông là những món rất nên ăn để tốt cho quá trình cân bằng axit trong cơ thể.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế stress, lo lắng, căng thẳng,… để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tốt, xương khớp dẻo dai và tinh thần phấn chấn, hỗ trợ giải tỏa stress, mệt mỏi.
- Hạn chế đồ uống có caffeine, đường hoặc nước có ga, rượu bia,… để tránh gây hại cho hệ bài tiết, đặc biệt là độ pH của nước tiểu. Thay vào đó bạn nên ưu tiên nước trái cây tươi không thêm đường, nước dừa, nước lọc, nước bổ sung điện giải,… sẽ tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Rong kinh tuổi dậy thì: Những điều cần biết
Mong rằng thông tin được Kenshin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về độ pH nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy độ pH nước tiểu tăng hoặc giảm quá nhiều bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm, kiểm tra khác để chẩn đoán nguyên nhân, cách chữa trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể