Định lượng glucose máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu?

Định lượng glucose máu chính là phương pháp hỗ trợ chủ yếu trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, định lượng glucose máu cũng được thực hiện với những mục đích khác trong khám chữa bệnh.

Bạn đang đọc: Định lượng glucose máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số glucose trong máu thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp dùng để thực hiện định lượng, tình trạng bệnh lý, sức khỏe của người bệnh và cả lối sống sinh hoạt. Vậy định lượng glucose máu có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.

Glucose đóng vai trò như thế nào với cơ thể?

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được chuyển hóa phần lớn từ các thực phẩm chứa tinh bột, từ các loại đường của trái cây mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. Glucose được tạo ra qua quá trình phân giải của các enzym và axit trong dạ dày sau các bữa ăn. Ruột sẽ hấp thụ glucose, lưu thông trong máu và đến cung cấp năng lượng cho tế bào.

Lượng glucose trong máu được điều hòa bởi hai hormon chính trong cơ thể là insulin và glucagon tiết ra từ tế bào tuyến tụy. Khi cơ thể xuất hiện những vấn đề liên quan đến sự rối loạn điều hòa của hai hormon này, có thể gây ra sự tăng hoặc giảm lượng đường trong máu và dẫn đến những bệnh lý khác nhau.

Glucose giữ vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sống, cũng như đảm bảo chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, glucose có vai trò đặc biệt quan trọng đối với não bộ, bởi vì nhu cầu sử dụng glucose của các tế bào thần kinh là khá lớn. Khi thiếu hụt glucose, bạn có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh là những triệu chứng thần kinh liên quan đến hạ đường huyết. Đồng thời, việc không cung cấp đủ glucose cũng làm cho cơ thể bạn gặp phải những vấn đề về thiếu tập trung, suy giảm nhận thức hoặc trí nhớ.

Định lượng glucose trong máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu? 2

Glucose đóng vai trò quan trọng với não bộ

Chỉ số glucose trong máu có ý nghĩa gì?

Định lượng glucose hay còn được hiểu là đo lượng đường trong máu (chỉ số đường huyết). Chỉ số đường huyết (GI: Glycemic index) được tính theo đơn vị mmol/l hay mg/dl.

Định lượng glucose trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngoài bệnh lý phổ biến là tiểu đường, mức đường huyết cũng giúp bác sĩ có thêm cơ sở để đánh giá những vấn đề hoặc bệnh lý khác liên quan đến sự thay đổi bất thường của glucose máu. Đó có thể là những bệnh lý, những yếu tố liên quan đến lối sống, tâm lý và tác hại của một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Có được kết quả của định lượng glucose trong máu, bác sĩ có thể có kế hoạch dự phòng và điều trị để đảm bảo duy trì mức đường huyết an toàn cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, đối với tình trạng hạ đường huyết, có thể dẫn đến nguy cơ co giật hoặc hôn mê, nhiễm toan ceton nếu không được điều trị kịp thời.

Định lượng glucose máu được phân loại dựa vào đặc điểm nào?

Theo phương thức thực hiện, sẽ có hai cách đó là theo dõi lượng glucose từ máu (BGM) và theo dõi glucose liên tục (CGM):

  • Theo dõi đường huyết: Dùng ngón tay để lấy mẫu máu nhỏ và thực hiện đưa vào máy đo đường huyết và ghi nhận kết quả trên màn hình.
  • Theo dõi glucose liên tục: Hệ thống sử dụng cảm biến để đo mức glucose trong chất lỏng dưới da. Cảm biến được gắn vào một thiết bị truyền phát đặt trên da được giữ cố định bằng một miếng dán. Kết quả sẽ được truyền đến công cụ ghi nhận như điện thoại thông minh. Trong một số thiết bị khá hiện đại ngày nay, tín hiệu này sẽ chuyển tiếp đến máy bơm insulin để tùy chỉnh bơm thuốc phù hợp. Tuy nhiên, đây là thiết bị khá mới và giá thành khá cao nên chưa được sử dụng rộng rãi.

Định lượng glucose trong máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu? 4

Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục

Đối với nơi thực hiện định lượng glucose máu, bạn có thể thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu theo hai trường hợp sau:

  • Những người đang theo dõi hoặc quản lý bệnh tiểu đường của mình có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết tại nhà. Phương pháp này thực hiện nhờ các máy đo đường huyết cầm tay tiện lợi, tuy nhiên độ chính xác có thể sẽ không được như tại các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Nhóm xét nghiệm được lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để đánh giá. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói (thường lấy vào lúc đã nhịn đói khoảng 8 – 10 tiếng đồng hồ). Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu xét nghiệm chỉ số HbA1c, để phản ánh lượng đường trong máu của bạn trong vòng 3 tháng trước đó, đây cũng là chỉ số để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.

Mức glucose máu ở giá trị bình thường là bao nhiêu?

Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau (trước ăn, sau ăn, trước hoặc sau khi vận động, trước khi ngủ). Sau đây là khuyến cáo về mức đường huyết bình thường tương ứng với các thời điểm thường được chọn để kiểm tra mà các bạn có thể tham khảo:

  • Chỉ số đường huyết đo ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhỏ hơn 140 mg/dL (tương đương với 7,8 mmol/l);
  • Chỉ số đường huyết được đo vào lúc đói với mức bình thường là 100 mg/dL trở xuống (5,6 mmol/l trở xuống);
  • Chỉ số đường huyết được đo sau bữa ăn ở mức bình thường khi thấp hơn 140 mg/ dl (tương đương 7,8 mmol/l).

Vì sao lượng glucose trong máu thay đổi bất thường?

Nguyên nhân dẫn đến nồng độ glucose trong máu giảm so với mức bình thường

  • Mắc bệnh về tuyến tụy, sản xuất quá nhiều insulin;
  • Người ăn uống kém, suy dinh dưỡng trong suốt một thời gian dài hoặc người bệnh phải lao động quá sức;
  • Bất thường về chức năng hoạt động của các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên;
  • Phẫu thuật cắt dạ dày ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể;
  • Tác dụng quá mức của các loại thuốc tiểu đường.

Nguyên nhân khiến glucose trong máu tăng cao hơn mức bình thường

  • Mắc bệnh viêm tụy hay u tụy, bệnh về tuyến thượng thận, bệnh về tuyến yên;
  • Sử dụng thuốc các loại thuốc corticoid hoặc các loại hormone có tác dụng kích thích vỏ thượng thận;
  • Nhiễm độc giáp;
  • Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng quá mức;
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm trùng, chấn thương.

Tìm hiểu thêm: Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì?

Định lượng glucose trong máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu? 5
Hạ đường huyết có thể gây ngất xỉu

Một số đối tượng được chỉ định xét nghiệm chỉ số glucose máu

  • Những đối tượng từ 45 tuổi trở lên được khuyến cáo sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2 cùng các yếu tố nguy cơ khác (nếu có);
  • Phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm chỉ số glucose máu định kỳ để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ;
  • Bệnh nhân khi thăm khám lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ đối với bệnh đái tháo đường. Những triệu chứng điển hình là đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, đói nhiều, sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân;
  • Đối tượng thừa cân béo phì, bị rối loạn lipid máu (triglyceride hoặc cholesterol LDL cao), tăng huyết áp;
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Định lượng glucose trong máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu? 6

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ phải làm sao?

Những đối tượng có nguy cơ cần được thực hiện xét nghiệm glucose máu

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn

Đường huyết cao hay thấp đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu như sau:

  • Người thừa cân, béo phì: Đây là đối tượng có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 cao hơn so với người bình thường;
  • Người trung niên và cao tuổi: Quá trình lão hóa khiến cho khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy không đủ so với nhu cầu của cơ thể hoặc sử dụng insulin kém hiệu quả, làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý mà thuốc dùng để điều trị lại có tác dụng phụ ảnh hưởng đến mức đường huyết như thuốc corticosteroid, thuốc điều trị tăng huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu thiazid);
  • Rối loạn lipid máu: Tình trạng tăng cholesterol xấu hoặc triglycerid là một trong những yếu tố gây ra viêm tụy, tác động đến các hormon quan trọng trong sự chuyển hóa glucose;
  • Đa nang buồng trứng: Nhiều trường hợp phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng bị kháng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường;
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều tinh bột, thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh, nước ngọt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức đường huyết.

Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về

định lượng glucose máu cũng như các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy theo dõi trang web chính thức của Kenshin để bổ sung thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình một cách hiệu quả nhé.

Xem thêm:

  • Tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp?
  • Uống thuốc tiểu đường có hại gì cho sức khỏe không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *