Đi ngoài phân lỏng có nguyên nhân vì sao? Làm sao để khắc phục?

Đi ngoài ra nước là một trong những biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Đọc ngay những thông tin về tình trạng đi ngoài phân lỏng mà Kenshin cung cấp dưới đây để biết cách xử trí nhé.

Bạn đang đọc: Đi ngoài phân lỏng có nguyên nhân vì sao? Làm sao để khắc phục?

Đi ngoài phân lỏng là hiện tượng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường xuyên bị đi ngoài không thành khuôn mà không biết lý do gì dẫn đến tình trạng này. Vậy đi ngoài phân lỏng là do đâu? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Đi ngoài phân lỏng là gì?

Đi ngoài phân lỏng hay còn gọi là tiêu chảy, là hiện tượng rối loạn đại tiện cấp tính. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Để nhận biết bản thân có bị tiêu chảy hay không, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Phân chứa nhiều nước hoặc toàn nước, có lẫn chất nhờn hoặc máu.
  • Trong phân có chứa thức ăn chưa tiêu hóa hết.
  • Phân có màu bất thường như: Đen, nâu, hồng,…
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, ít nhất từ 4 – 5 lần.
  • Người bệnh bị đau quặn thắt ở vùng ổ bụng, có thể nổi các cục cứng.
  • Mất kiểm soát khi đi đại tiện.
  • Mất nước khiến cơ thể bị mệt mỏi, khô môi, khô họng, da tái nhợt,…

Đi ngoài phân lỏng có nguyên nhân vì sao? Làm sao để khắc phục? 1

Đi ngoài phân lỏng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt

Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng theo từng cấp độ

Đi ngoài ra phân lỏng có thể bắt nguồn từ vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý nên được chia thành 2 dạng chủ yếu là cấp tính và mãn tính. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu tiêu chảy cấp tính không được điều trị kịp thời thì có thể chuyển biến thành mãn tính.

Đi ngoài phân lỏng cấp tính

Tiêu chảy cấp tính thường gây ra bởi căn bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Khi mắc bệnh, vi khuẩn, ký sinh trùng và virus sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh, gây ra tình trạng viêm. Từ đó, giải phóng các độc tố khiến người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, kèm theo chất nhầy và cả máu.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy cấp tính là:

  • Bệnh nhân tiếp xúc gần với môi trường có nguồn bệnh phát triển mạnh.
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu.
  • Vùng bụng bị nhiễm lạnh.
  • Cơ địa không dung nạp được một số chất như: Chất ngọt nhân tạo sorbitol, chế phẩm từ đường lactose, fructose, glucose-galactose,…
  • Cơ thể thiếu hụt các men tiêu hóa như: Lactase, sucrase-isomaltase,…
  • Người bệnh thức khuya, thiếu ngủ làm tổn thương hệ tiêu hóa.
  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Đi ngoài phân lỏng mãn tính

Hiện tượng đi ngoài phân lỏng mạn tính thường xảy ra ở người bệnh bị viêm đại tràng hoặc co thắt đại tràng. Cụ thể:

  • Viêm đại tràng khiến niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc tổn thương. Viêm đại tràng còn có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng. Đây là căn bệnh được xếp vào danh sách bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.
  • Người bệnh ăn đồ lạ, đồ có chất kích thích hoặc thường xuyên uống rượu, bia, cafe,…
  • Đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, gây ra sự co thắt bất thường ở nhu động ruột khiến chức năng của đại tràng bị rối loạn.
  • Bệnh lý xơ gan và sỏi mật cũng có thể kéo theo bệnh cường giáp, gây dư thừa hormone làm người bệnh bị tiêu chảy kéo dài.
  • Viêm tụy làm cho các chất dinh dưỡng như: Tinh bột, chất béo, protein,… phân hủy thành dạng lỏng, gây buồn nôn, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu

Đi ngoài phân lỏng có nguyên nhân vì sao? Làm sao để khắc phục? 2
Tiêu chảy mãn tính có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào

Điều trị đi ngoài phân lỏng như thế nào?

Để ngăn chặn tình trạng đi ngoài phân lỏng tái đi tái lại, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị dứt điểm. Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chữa trị khác nhau:

Điều trị bằng Tây y

Khi bị đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước và rối loạn điện giải. Vì vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bù nước và chất điện giải bằng nước đun sôi để nguội pha với Oresol. Bạn nên duy trì uống bột Oresol theo chỉ định của bác sĩ.

Những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn E.Coli cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh riêng biệt như: Ciprofloxacin, Ofloxacin,… Trong trường hợp nhiễm tả, loại thuốc phù hợp nhất để điều trị đi ngoài phân lỏng là: Biseptol, Tetracycline,…

Điều trị bằng Đông y

Thuốc Tây y thường cho hiệu quả rất nhanh nhưng lạm dụng thuốc có thể dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để giảm nhẹ triệu chứng bệnh cũng như các tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y được nhiều người tin dùng sau:

  • Lá mơ lông: Bạn rửa sạch lá mơ lông, hái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà ta rồi đem đi rán chín hoặc hấp cách thủy. Người bệnh cần duy trì ăn 2 – 3 lần/ngày trong 3 – 4 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.
  • Hồng xiêm xanh: Bạn thái hồng xiêm thành từng lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần, bạn sắc khoảng 10 lát hồng xiêm với nước uống.

Cần lưu ý gì khi bị đi ngoài phân lỏng?

Để tránh tình trạng đi ngoài phân lỏng không thành khuôn, Bộ Y tế đề nghị người dân nên nghiêm túc thực hiện các lưu ý sau:

  • Ăn chín, uống sôi, tránh ăn đồ tái, sống.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không phóng uế bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất điện giải bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ quả.
  • Ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như: Sữa, cháo, súp,…

Đi ngoài phân lỏng có nguyên nhân vì sao? Làm sao để khắc phục? 4

>>>>>Xem thêm: Danh sách thực phẩm tốt cho tinh trùng nam giới

Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đi ngoài phân lỏng. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến gia đình và mọi người xung quanh để nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *