Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì?

Trẻ hay bị ốm vặt, biếng ăn,… khiến cho bố mẹ lo lắng. Đây có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có đề kháng yếu? Vậy đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì?

Bạn đang đọc: Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì?

Nuôi con không bao giờ là điều dễ dàng với các bậc phụ huynh, nhất là với những giai đoạn đầu mới chào đời, sức đề kháng “tự thân” của trẻ sơ sinh còn vô cùng yếu, không tránh khỏi được những lúc đề kháng bé yếu và gây bệnh khiến chúng ta lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ các cách cải thiện tình trạng đề kháng kém ở trẻ sơ sinh.

Hiểu về đề kháng kém ở trẻ sơ sinh

Sức đề kháng ở trẻ là khả năng sức khoẻ cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng càng lớn, khả năng trẻ bị ốm vặt càng thấp và dễ dàng phát triển, lớn nhanh hơn.

Với mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có những khả năng đề kháng khác nhau. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi được an toàn nhờ các kháng thể mà mẹ của bé truyền qua nhau thai, lúc này loại và số lượng kháng thể mà thai nhi nhận được phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ đề kháng của người mẹ.

Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì? -1

Lúc mới chào đời, trẻ được thừa hưởng sức đề kháng của mẹ

Khi trẻ được sinh ra, trẻ vẫn có thể được hưởng các vi khuẩn có lợi từ cơ thể mẹ nhờ việc bú sữa của mẹ. Đặc biệt nếu sau khi chào đời, bé được bú mẹ ngay thì sẽ nhận được nhiều kháng thể nhất do sữa non của mẹ lúc này chứa rất nhiều kháng thể mạnh mẽ để con có miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Tuy nhiên khả năng miễn dịch này chỉ có tính chất tạm thời trong khoảng vài tuần đến vài tháng sẽ giảm dần. Lúc này sức để kháng có trong cơ thể bé là “tự thân” là chính. Vậy nên việc cha mẹ theo dõi và tìm cách tăng đề kháng của trẻ là hết sức cần thiết

Dấu hiệu nhận biết đề kháng của trẻ đang yếu

Vậy làm sao để cha mẹ có thể nhận biết được bé con của mình đang có đề kháng yếu, hãy cùng xem một vài dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây:

Trẻ thường xuyên bị ốm, cảm lạnh

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, nên bị cảm lạnh là điều khó tránh khỏi. Hầu hết trẻ em đều bị cảm lạnh ít nhất từ 6 – 8 lần mỗi năm. Nếu trẻ thường xuyên bị cảm lạnh thì điều này cho thấy đề kháng của trẻ đang khó khăn trong việc chống lại các mầm bệnh.

Trẻ hay gặp các vấn đề về đường tiêu hoá

Hầu hết các tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột. Vậy nên nếu có vấn đề xảy ra ở đường tiêu hoá thì sức để kháng của bé cũng bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu cho thấy bé đang bị vấn đề ở đường tiêu hoá như trẻ bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,..

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác cho thấy bé có sức đề kháng yếu như bé bị mất nước, vết thương khó lành, biếng ăn, dễ mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện ngộ độc kẽm như thế nào? Cách xử lý ra sao?

Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì? -2
Trẻ hay ốm vặt là dấu hiệu cho thấy đề kháng kém ở trẻ sơ sinh

Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện đề kháng kém ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo.

Chăm sóc cho bé ngay từ thai kỳ

Không cần phải đợi tới lúc bé chào đời mới cần chú ý tới đề kháng của con mà ngay từ khi con còn ở trong bụng, mẹ bầu cũng nên bổ sung cho mình sức đề kháng thật tốt để có thể truyền cho con. Điều này sẽ giúp hạn chế những nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng hay thiếu miễn dịch ngay ở trong bụng mẹ.

Các mẹ bầu hãy duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước và vận động thường xuyên sẽ giúp các bé “khoẻ từ trong trứng”.

Cho trẻ bú sữa mẹ

Khi bé mới chào đời, nguồn dinh dưỡng tốt nhất của bé chắc chắn là sữa mẹ. Ít nhất trong 6 tháng đầu đời, bé cần được bú mẹ hoàn toàn, đây là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để cung cấp sức đề kháng cho bé và phòng tránh nhiều bệnh lý, nhiễm trùng.

Bổ sung thực phẩm tốt cho bé

Khi bé lớn hơn một chút, chế độ dinh dưỡng của bé nên đáp ứng những thành phần sau để tăng sức đề kháng tốt:

  • Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: Tinh bột, đạm, dầu mỡ và các vitamin hay khoáng chất khác.
  • Bổ sung các thực phẩm dồi dào kẽm như tôm, cua, thịt bò,…
  • Cung cấp các rau củ, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C, vitamin E để hạn chế táo bón.

Tiêm phòng đầy đủ

Ngay từ khi mang thai và chào đời, bé cần được tiêm phòng đầy đủ đề phòng chống các bệnh như viêm gan, viêm não, thuỷ đậu, sởi,… Bên cạnh đó cha mẹ cũng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, khiến trẻ càng khó chống lại vi khuẩn hơn.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sơ sinh khoẻ mạnh cả thể chất lẫn tinh thần.

  • Đối với trẻ từ 1 – 4 tuần: Cần phải ngủ 15 – 18 tiếng/ngày.
  • Đối với trẻ từ 1 – 4 tháng: Cần phải ngủ 14 – 15 tiếng/ngày.
  • Đối với trẻ từ 4 tháng – 1 tuổi: Ngủ từ 12 – 15 tiếng/ngày
  • Với trẻ từ 1 – 3 tuổi cần ngủ từ 10 – 13 tiếng/ngày.
  • Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Nên ngủ từ 9 – 11 tiếng/ngày.

Cho trẻ vận động

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể massage tay chân nhẹ nhàng cho bé để giúp bé giãn gân cốt. Với những trẻ lớn hơn, khuyến khích bé tập luyện thể dục thể thao, tiếp xúc với thiên nhiên, cây xanh nhiều, như vậy sẽ giúp bé có nhiều sức đề kháng tự nhiên.

Đề kháng kém ở trẻ sơ sinh, cha mẹ phải làm gì? -3

>>>>>Xem thêm: Các mẹ có biết chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu không?

Cho trẻ vận động cũng là một cách để trẻ tăng cường sức đề kháng

Trên đây là những thông tin cần thiết để ba mẹ hiểu thêm về vấn đề đề kháng kém ở trẻ sơ sinh và những cách để giúp trẻ tăng đề kháng và miễn dịch. Chúc các bạn và các bé ngày càng khoẻ mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *