Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không? Biện pháp khắc phục đầy bụng xì hơi tại nhà

Mang thai là một quá trình rất quan trọng được các bà mẹ quan tâm, đặc biệt là khi có các triệu chứng lạ khiến bà mẹ lo lắng liệu có ảnh hưởng gì đến con hay không? Đầy bụng xì hơi khi mang thai cũng là triệu chứng hay gặp và thắc mắc với bác sĩ.

Bạn đang đọc: Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không? Biện pháp khắc phục đầy bụng xì hơi tại nhà

Thấu hiểu nỗi lo lắng của các mẹ bầu nên bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến đầy bụng xì hơi khi mang thai. Liệu rằng những triệu chứng này là bất thường hay bình thường và có cách nào khắc phục hay không?

Đầy bụng xì hơi thường gặp trong thời điểm nào của thai kỳ?

Khi mang thai nồng độ progesterone tăng lên trong thời kỳ mang thai làm giãn tất cả các cơ trong cơ thể, bao gồm cả những cơ ở đường tiêu hóa. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khí tích tụ trong hệ thống, dẫn đến ợ hơi, chướng bụng và đầy hơi. Chúng làm tăng cảm giác khó chịu trong ruột sau một bữa ăn thịnh soạn. Do đó trong thời kỳ đầu mang thai mẹ bầu có thể bị đầy bụng xì hơi.

Đầy hơi cũng xảy ra vào giữa và cuối thai kỳ do tử cung đang phát triển và sự gia tăng nội tiết tố. Khoang tử cung chiếm nhiều chỗ hơn trong khoang bụng, đẩy dạ dày vào sâu hơn và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Điều này khiến bạn cảm thấy đầy bụng hơn sau bữa ăn. Do đó, bạn cũng sẽ bị ợ chua hoặc táo bón. Bên cạnh sự gia tăng nội tiết tố, có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi khi mang thai.

Vậy bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể gây đầy bụng xì hơi cho mẹ bầu, điều quan trọng là cần nhận biết những dấu hiệu nào bất thường để đến gặp bác sĩ kịp thời.

Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không? 1

Bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể bị đầy bụng xì hơi.

Nguyên nhân gây đầy bụng xì hơi khi mang thai

Ngoài việc tăng nồng độ progesterone và tử cung đang phát triển, còn có những yếu tố khác gây ra khí đường ruột và cuối cùng dẫn đến chướng bụng và đầy hơi khi mang thai.

Táo bón

Thức ăn đi qua đường tiêu hóa và lưu lại trong ruột một thời gian dài. Điều này giúp thai nhi hấp thụ toàn bộ hàm lượng dinh dưỡng, bao gồm cả nước. Tuy nhiên, quá trình hấp thụ dẫn đến phân khô, mất nhiều thời gian hơn để đến trực tràng và chất phân tích tụ có thể làm tăng khí và đầy hơi. Đồng thời lượng sắt tăng lên trong vitamin trước khi sinh có thể góp phần gây táo bón khi mang thai.

Nhạy cảm với thực phẩm

Một số loại thực phẩm có khả năng gây ra nhiều khí hơn những loại khác. Ví dụ, những người mắc bệnh Celiac không thể tiêu hóa các sản phẩm chứa gluten và có thể bị đầy hơi khi tiêu thụ những thực phẩm đó. Tương tự với những người không dung nạp đường sữa, cơ thể không thể tạo đủ lactase để phân hủy đường lactose (có trong các sản phẩm từ sữa) cũng sẽ thấy khó tiêu hóa các sản phẩm từ sữa dẫn đến đầy hơi. Nếu bạn có sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn uống trước khi sinh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để thiết lập chế độ ăn mới phù hợp hơn.

Vi khuẩn trong ruột già

Nếu có sự thay đổi trong cân bằng vi khuẩn trong ruột già, nó sẽ dẫn đến sản xuất nhiều khí hơn gây chướng bụng và đầy hơi.

Tăng cân

Mức độ đói của bạn có thể tăng lên và bạn có xu hướng ăn nhiều hơn. Khi mang thai bà mẹ thường có một chế độ ăn uống bổ dưỡng cùng với việc bổ sung vitamin sẽ làm tăng lượng calo, điều này sẽ khiến bạn lờ đờ và kém năng động hơn. Do đó, bạn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng và khó chịu.

Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết đầy bụng xì hơi khi mang thai là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài kèm theo đau bụng hoặc đau quặn bụng kèm theo máu trong phân, cảm giác khó chịu ở đường ruột, bị tiêu chảy nặng,… mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe giúp có thai kỳ khỏe mạnh

Khi nào bà mẹ cần gặp bác sĩ?

Đầy hơi và chướng bụng là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhưng nếu chúng nghiêm trọng và kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đau bụng nhiều hơn và chuột rút;
  • Máu trong phân;
  • Các cơn co thắt trước 36 tuần của thai kỳ;
  • Táo bón và tiêu chảy nặng, nôn và buồn nôn nặng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Povidine 10 có dùng cho trẻ sơ sinh được không?

Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không? 2
Khi nào thì đầy bụng xì hơi khi mang thai cần gặp bác sĩ.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, bạn có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau.

  • Các triệu chứng như đầy hơi và táo bón là bình thường hay có vấn đề gì xảy ra với thai kỳ?
  • Có bất kỳ loại thuốc nào cho đầy hơi hay không?
  • Những thay đổi trong chế độ ăn uống sẽ giúp chống đầy hơi?

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc.

Một số biện pháp khắc phục đầy bụng xì hơi khi mang thai tại nhà

Các biện pháp khắc phục sau đây được coi là an toàn khi sử dụng với mức độ phù hợp. Nhưng hãy thận trọng về việc sử dụng chúng trong tam cá nguyệt đầu tiên vì hầu hết các loại thảo mộc đều có liên quan đến dị tật bẩm sinh và nhiều biến chứng khác. Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào.

Đầy bụng xì hơi khi mang thai có sao không? 3

>>>>>Xem thêm: Cao huyết áp uống nước cam được không? Lợi ích của trái cam đối với sức khỏe

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng một số cách khắc phục đầy bụng xì hơi khi mang thai.
  • Ngâm một nắm hạt cỏ cà ri trong cốc nước qua đêm và bỏ hạt vào sáng hôm sau. Uống nhấm nháp nước này để loại bỏ khí và đầy hơi.
  • Uống một tách trà hoa cúc tươi sau bữa ăn. Nó sẽ giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa của bạn và giảm cảm giác đầy hơi và chướng bụng.
  • Nhai hạt bạch đậu khấu giúp chữa chướng bụng và đầy hơi một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể pha trà thảo quả bằng cách đun sôi hai cốc nước với sáu quả bạch đậu khấu và một ít bột nhục đậu khấu.
  • Trộn một thìa bột quế với mật ong trong một cốc nước sôi và uống nóng.
  • Trộn bột hạt rau mùi nghiền nát trong một cốc nước nóng. Lọc lấy dung dịch và uống.
  • Chuẩn bị một muỗng cà phê nước ép gừng tươi, thêm mật ong để tạo hương vị. Nó là một phương thuốc tuyệt vời cho chứng đầy hơi.

Những cách giảm đầy bụng khó tiêu ngay tại nhà trên giúp bạn nhẹ nhõm hơn. Bạn cũng có thể làm theo một số lời khuyên để có thêm sự thoải mái.

Trên đây là những thông tin sơ lược nhất về đầy bụng xì hơi khi mang thai. Kenshin hy vọng các mẹ bầu đã có đủ thông tin để chăm sóc cho thai kỳ của mình và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Top 8 thực phẩm tốt cho bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *