Dạy bé 3 tháng tuổi những gì để bé phát triển toàn diện?

Trẻ sơ sinh 3 tháng đã biết cười để tương tác, biết bập bẹ những tiếng đơn giản đầu tiên, biết nhận ra người thân và đồ vật quen thuộc… Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, cha mẹ cũng có thể áp dụng cách dạy con thông minh từ giai đoạn này. Vậy nên dạy bé 3 tháng tuổi những gì?

Bạn đang đọc: Dạy bé 3 tháng tuổi những gì để bé phát triển toàn diện?

Ngoài cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cũng rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể phát triển nhiều kỹ năng nên cha mẹ đã có thể bắt đầu áp dụng các phương pháp giáo dục sớm cho con. Nếu chưa biết cần dạy bé 3 tháng tuổi những gì, hãy đọc ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

Dạy bé 3 tháng tuổi phát triển thị giác

Thị giác giúp trẻ quan sát, thu thập thông tin, học hỏi mọi điều từ thế giới xung quanh. Sự phát triển thị giác có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ và các kỹ năng khác của trẻ. Vì vậy, việc kích thích để thị giác của bé phát triển sớm rất quan trọng.

Mẹ có thể rèn luyện thị giác cho trẻ 3 tháng bằng những cách như: Cho bé tập nhìn xa, nhìn gần, luyện thị giác bằng các hình ảnh sọc trắng đen, phát triển thị giác bằng đồ chơi nhiều màu sắc. Những món đồ chơi nhiều hình dạng, nhiều màu sắc đặc biệt thu hút sự chú ý của trẻ. Cha mẹ có thể treo chúng bên trên cũi, giúp bé vừa nằm chơi, vừa quan sát.

Dạy bé 3 tháng tuổi những gì để bé phát triển toàn diện 1

Có nhiều cách để dạy trẻ phát triển thính giác

Dạy bé 3 tháng tuổi những gì giúp phát triển thính giác?

Ngoài thị giác, thính giác cũng có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Âm thanh giúp bé học hỏi ngôn ngữ, phát triển cảm xúc. Mẹ có thể kích thích sự phát triển thính giác cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bằng cách: Cho bé nghe nhạc, đọc sách, đọc truyện cho bé nghe, trò chuyện cùng trẻ. Bạn cũng có thể thử tạo ra hoặc cho bé nghe những âm thanh mới lạ khác như tiếng giấy sột soạt, tiếng còi xe, tiếng động vật kêu… để trẻ làm quen với những âm thanh trong cuộc sống.

Rèn luyện xúc giác cho trẻ 3 tháng tuổi

Khi tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, cha mẹ có lẽ cũng đã biết trẻ 3 tháng đã bắt đầu biết cầm nắm, với tay lấy đồ vật yêu thích. Xúc giác cũng là một giác quan quan trọng cần phát triển khi giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh và cảm nhận tình cảm của người chăm sóc trẻ. Bạn có thể rèn luyện xúc giác cho con bằng cách: Massage cho bé mỗi ngày để tăng sự kết nối giữa mẹ và trẻ, cho bé chạm vào nhiều đồ vật và bề mặt khác nhau, chạm vào cơ thể bé bằng nhiều đồ vật khác nhau…

Dạy bé 3 tháng tuổi phát triển vị giác

Nên dạy bé 3 tháng tuổi những gì? Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời thích vị của sữa mẹ và thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh cũng là sữa mẹ. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chưa thích hợp để ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể cho bé nếm một chút hương vị khác nhau của trái cây. Ngoài ra, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, không kiêng khem quá mức.

Bằng cách này trẻ vừa có thể nhận được nguồn dinh dưỡng cân bằng từ sữa mẹ, vừa có thể thích nghi với nhiều mùi vị khác nhau của sữa mẹ. Việc này sẽ giúp trẻ không bị kén ăn khi đến tuổi ăn dặm.

Dạy bé 3 tháng tuổi phát triển khứu giác

Khứu giác giúp trẻ phân biệt các mùi hương khác nhau. Nhiều người nghĩ trẻ sơ sinh 3 tháng chưa phân biệt được mùi là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bằng chứng là trẻ nhận ra mùi hương của mẹ nên mới có tình trạng “bện hơi mẹ”. Bạn có thể giúp trẻ phát triển khứu giác bằng cách cho bé ngửi nhiều mùi hương khác nhau của trái cây, bánh ăn dặm, của không khí trong lành, của hoa cỏ trong vườn…

Tìm hiểu thêm: 7 lý do vì sao phụ nữ dễ viêm đường tiểu hơn nam giới

Dạy bé 3 tháng tuổi những gì để bé phát triển toàn diện 2
Rèn luyện và dạy bé các kỹ năng liên quan đến mọi giác quan là việc cần thiết

Dạy bé 3 tháng tuổi kỹ năng vận động tinh

Phát triển kỹ năng vận động tinh là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Kỹ năng vận động tinh của bé 3 tháng chủ yếu là kỹ năng cầm nắm đồ vật. Mẹ có thể phát triển khả năng vận động tinh của bé bằng cách cho bé cầm nắm các món đồ chơi có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.

Cho bé tự với lấy món đồ mình mong muốn. Bé 3 tháng tuổi có xu hướng thích cho mọi thứ vào miệng để khám phá. Vì vậy, mẹ cũng nên lưu ý chọn những món đồ chơi bằng chất liệu an toàn nhé!

Dạy bé 3 tháng tuổi những gì? Dạy kỹ năng vận động thô

Ngoài kỹ năng vận động tinh, mẹ nên dạy bé 3 tháng tuổi những gì? Đó chính là kỹ năng vận động thô. Ở tầm 3 tháng tuổi, kỹ năng vận động thô của bé là kỹ năng nằm sấp, cử động vùng cổ, lưng và bụng.

Mẹ có thể rèn kỹ năng vận động thô cho bé bằng cách: Gây sự chú ý để trẻ thay đổi hướng nhìn, thay đổi tư thế, đặt đồ chơi gần tầm với để trẻ tập lật người nằm sấp với đồ chơi, bế trẻ theo tư thế ngồi…

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng đã có thể bập bẹ ra những âm tiết đơn giản đầu tiên. Ngay lúc này bạn đã có thể dạy trẻ phát triển ngôn ngữ để trẻ nhanh biết nói. Cách đơn giản mà cực hiệu quả bạn có thể làm là thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đọc truyện, đọc sách phù hợp với độ tuổi, cho trẻ nghe nhạc hàng ngày… Khi trò chuyện với trẻ, mẹ nên giao tiếp bằng cả ánh mắt, nét mặt và thay đổi ngữ điệu giọng nói.

Dạy bé 3 tháng tuổi những gì để bé phát triển toàn diện 3

>>>>>Xem thêm: Toner và nước hoa hồng khác nhau ở điểm gì?

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không bao giờ là quá sớm

Phát triển khả năng nhận thức

Bé 3 tháng tuổi đã biết tương tác với người thân và đồ vật xung quanh. Trẻ cũng có thể nhận ra người thân và đồ vật quen thuộc. Lúc này mẹ có thể phát triển khả năng nhận thức cho trẻ bằng cách: Cho trẻ chơi những món đồ chơi phát ra âm thanh, có thể là tiếng nhạc hoặc tiếng động vật kêu, đưa trẻ đi dạo ở công viên hay khu vui chơi phù hợp, cho trẻ xem sách tranh để tăng khả năng nhận thức hình khối, màu sắc…

Hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay đều quan tâm đến phương pháp dạy trẻ thông minh sớm. Sự phát triển trí tuệ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền, vào chế độ dinh dưỡng mà còn phụ thuộc vào cách trẻ được giáo dục từ sớm. Ngay cả khi đã biết nên dạy bé 3 tháng tuổi những gì, các bậc cha mẹ cũng không thể dạy con thành thiên tài. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình, chắc chắn cha mẹ có thể “kích hoạt” não bộ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *