Cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu có khác biệt so với các đối tượng khác hay không? Dấu hiệu nhận biết phụ nữ đang mang thai mắc Covid-19 là gì?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu
Phụ nữ đang trong thai kỳ thuộc nhóm có nguy cơ bệnh tình diễn biến nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy rằng nguy cơ này không cao nhưng vẫn khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Làm thế nào để phát hiện sớm bà bầu bị nhiễm Covid-19? Cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.
Contents
Những dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai nhiễm virus SARS-CoV-2
Thời gian ủ bệnh Covid-19 là từ 2 – 14 ngày, trung bình 5 – 7 ngày. Các dấu hiệu khởi phát bệnh bao gồm:
Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm Covid-19 là từ 2 đến 14 ngày. Trong đó, trong khoảng thời gian từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nhất.
Một số dấu hiệu khởi phát bệnh dễ nhận biết như: Sốt và lạnh người, đổ nhiều mồ hôi; đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, hơi thở ngắn, khó thở; mệt mỏi trong người, đau cơ xương khớp, nhức mỏi toàn thân; nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác; nghẹt mũi, sổ mũi; buồn nôn, tiêu chảy…
Thời gian ủ bệnh của người nhiễm Covid-19 là từ 2 đến 14 ngày.
Theo thống kê, trong tổng số 100% người nhiễm bệnh Covid-19, sẽ có khoảng 80% người bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nhóm bệnh nhân này sẽ tự động hồi phục sức khỏe sau khoảng từ 7 đến 10 ngày nhiễm bệnh. Gần 20% bệnh tình sẽ trở nặng, và 5% trong số đó cần phải được theo dõi và điều trị hồi sức tích cực.
Các mẹ bầu trong thời gian mang thai sẽ dễ rơi vào nhóm bệnh dễ trở nặng 20%. Vì thế, ngay khi vừa xuất hiện các dấu hiệu khởi phát bệnh Covid-19, họ nên báo ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ và hướng dẫn cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu khi chỉ nhiễm virus ở thể nhẹ.
Cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu
Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Covid-19 thường sẽ được chuyển vào bệnh viện dã chiến để tiện cho việc theo dõi và chăm sóc. Những mẹ bầu không có bệnh lý nền, không béo phì, các chỉ số theo dõi ổn định sau 7 ngày sẽ được xuất viện về tiếp tục điều trị theo dõi tại nhà.
Kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR của họ thường là âm tính hoặc dương tính nhưng có tải lượng virus thấp với giá trị CT >=30. Họ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc và cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu. Đến ngày thứ 14 hoặc ngày thứ 21, nhân viên y tế sẽ đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đối với các bà bầu dương tính nhưng có giá trị CT từ 30 trở lên.
Tìm hiểu thêm: Viêm dây thần kinh cấp tính nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Cần tuân thủ đúng hướng dẫn cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu để đảm bảo về sức khỏe cho mẹ và bé.Trong thời gian được cách ly và tiếp tục điều trị bệnh tại nhà, phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế:
- Mang khẩu trang thường xuyên, ngoại trừ khi ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân. Điều này giúp mẹ bầu không lây nhiễm cho các người thân không bị bệnh trong nhà.
- Mỗi ngày thay khẩu trang 2 lần, khử khuẩn bằng cồn hoặc dung dịch rửa tay khô trước và sau khi thay khẩu trang mới.
- Thường xuyên xịt khuẩn tay, bề mặt các đồ vật trong nhà như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lavabo, mặt bàn,…
- Đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần trong ngày, đặc biệt là khi cảm thấy cơ thể có thể bị sốt. Nhiệt độ trung bình ở người trưởng thành là từ 36 độ đến 37 độ. Cơ thể sốt nhẹ khi nhiệt độ trong khoảng 37 độ đến 38 độ, sốt vừa từ 38 độ đến 39 độ, sốt cao sẽ từ 39 độ trở lên. Mẹ bầu nên uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể đo được trên 38,5 độ. Phụ nữ mang thai có thể uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Uống nhiều nước hoặc thay thế bằng nước điện giải hay viên sủi bù điện giải Oresol.
- Khai báo y tế ít nhất một lần hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
- Tập thở ít nhất 15 phút/ngày, tăng cường khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng, vận động nhẹ tại chỗ.
- Lưu số điện thoại nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn hoặc hỗ trợ.
Ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 đối với thai phụ
Đối với các mẹ bầu không có bệnh lý nền, sức khỏe ổn định, khi nhiễm Covid-19 sẽ có khả năng tăng nguy cơ sinh non cao trước khi đủ 37 tuần. Thai nhi chậm phát triển hoặc có thể bị lưu thai ở ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu như được chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ đúng cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu, mẹ và thai nhi vẫn sẽ được đảm bảo an toàn.
>>>>>Xem thêm: Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Bà bầu có bệnh lý nền dễ bị chuyển nặng hơn thai phụ sức khỏe ổn định khi nhiễm Covid-19.Đối với các thai phụ có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,… sẽ làm tăng khả năng bệnh tình chuyển biến nặng. Các đối tượng này dễ bị thai lưu, sinh non,… Dựa theo tình trạng sức khỏe và tình trạng hô hấp của mẹ bầu, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể cách điều trị F0 tại nhà cho bà bầu. Ngay khi vừa có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2, người nhà hoặc mẹ bầu cần báo ngay cho cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Mong rằng qua các thông tin cần thiết và hữu ích trong bài sẽ giúp các thai phụ bình tĩnh và chăm sóc bản thân tốt hơn khi vô tình bị nhiễm bệnh.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể