Từ khi bước vào tuần thứ 37 của thai kỳ, bất cứ mẹ bầu nào cũng hồi hộp chờ đợi các dấu hiệu chuyển dạ. Nhận biết chính xác các biểu hiện này sẽ giúp các chị em và gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con yêu chào đời. Đặc biệt, có rất nhiều thai phụ quan tâm thắc mắc em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không?
Thai nhi bắt đầu có những chuyển động mà người mẹ có thể cảm nhận từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ và liên tục cho tới khi chuyển dạ. Việc em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thai nhi đạp nhiều trong tháng cuối thai kỳ thường do không còn đủ không gian di chuyển. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe bào thai.
Contents
Thai nhi đạp nhiều có sao không?
Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không hay thai nhi đạp nhiều có sao không là những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho thấy sự phát triển khỏe mạnh, bình thường của bé. Trong tam cá nguyệt thứ hai cho đến đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, bào thai lúc này vẫn còn nhỏ nên không gian trong tử cung vẫn còn khá rộng rãi với bé. Chúng sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau như: Đấm, đá, nhào lộn, nấc cụt… nên các mẹ thường cảm nhận con hoạt động thật nhiều.
Thai nhi là một cá thể hoàn toàn riêng biệt, có cách hoạt động riêng và mỗi bé có nhịp độ cử động riêng mình. Do đó, các mẹ không nên so sánh kiểu cử động của bé yêu nhà mình với bất cứ ai khác bởi điều này rất dễ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng trực tiếp đến cho mẹ.
Những cử động của bào thai cũng không có liên hệ gì với tình trạng tăng động giảm chú ý của bé trong tương lai. Điều thai phụ cần làm lúc này là cảm nhận sự tồn tại của con, hình dung xem thai nhi thường làm gì trong tử cung và thử kết nối, trò chuyện cùng với bé.
Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không?
Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh? Nếu bạn đang ở tuần thai thứ 36 của thai kỳ trở đi thì việc em bé đạp nhiều cũng có thể là một trong những dấu hiệu sắp sinh cần đặc biệt lưu ý. Hiện tượng thai nhi trong bụng đạp nhiều đi kèm các biểu hiện như: Sa bụng dưới, cổ tử cung bắt đầu nở rộng, đi tiểu nhiều hoặc bị tiêu chảy, tần suất chuột rút và đau lưng tăng cao… cho thấy mẹ bầu đang bắt đầu vào giai đoạn chuyển dạ.
Tuy nhiên, nếu thai phụ không phân biệt được dấu hiệu sắp chuyển dạ thì nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra lời khuyên chính xác nhất. Sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn và quyết định phù hợp nhất như: Kiểm tra tổn thương, tiếp tục theo dõi hay sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.
Nguyên nhân nào khiến em bé đạp nhiều trước khi chuyển dạ?
Sau khi biết em bé đạp nhiều có phải sắp sinh chắc hẳn các chị em cũng quan tâm muốn biết nguyên nhân nào khiến thai nhi đạp nhiều trước khi chuyển dạ? Việc cảm nhận các cử động của thai nhi trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối trước khi chuyển dạ.
- Sự phát triển của thai nhi: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến em bé đạp nhiều trong tháng cuối thai kỳ. Khi bào thai ngày càng lớn, hệ thần kinh của bé cũng ngày càng phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này dẫn đến việc thai nhi đạp nhiều hơn trong bụng mẹ.
- Các hoạt động của mẹ: Những hoạt động của mẹ cũng có thể là lý do khiến em bé trong bụng đạp nhiều hơn. Khi thai phụ làm việc và vận động, cơ thể cũng tạo ra nhiều chuyển động và kích thích thai nhi, khiến bé đạp nhiều hơn.
- Cảm xúc mạnh và stress: Khi người mẹ có cảm xúc mãnh liệt hoặc bị stress, cơ thể sẽ sản xuất cortisol – một loại hormone gây ảnh hưởng đến bào thai dẫn đến việc bé đạp nhiều hơn.
- Sức khỏe thai nhi: Đây cũng là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi đạp nhiều trước khi chuyển dạ. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe như: Khó thở, thiếu oxy… em bé trong bụng mẹ có thể đạp nhiều hơn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi oxy giữ mẹ và bào thai.
Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở xương sườn phải: Nguyên nhân và cách điều trị
Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý
Bên cạnh thắc mắc em bé đạp nhiều có phải sắp sinh, các mẹ bầu cũng cần quan tâm tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp các chị em và người nhà có được sự chuẩn bị tốt nhất đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé trong thời gian mang thai. Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ thai phụ cần lưu ý:
Xuất hiện những cơn đau co thắt chuyển dạ dồn dập
Những cơn gò chuyển dạ giả có thể bắt đầu xuất hiện trước ngày dự sinh vài tuần hay vài tháng và thường chỉ kéo dài vài giây với mức độ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến sát ngày dự sinh các cơn co thắt tử cung bắt đầu diễn ra liên tục, dồn dập, tăng dần về cường độ và có thể kéo dài hơn 1 phút. Khi trong ngày có những cơn đau kéo dài từ 4-5 phút thì có thể bạn sẽ sinh sau đó 1 – 2 ngày.
Tiêu chảy và đi tiểu nhiều
Trước ngày sinh, nhiều mẹ bầu có thể đi ngoài nhiều lần hoặc đi phân lỏng. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến trực tràng bị tác động gây ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài kèm theo sốt kéo dài từ 1-2 ngày.
Ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu đi tiểu thường xuyên là do bàng quang bị kích thích khi bào thai làm tổ. Đến khi bắt đầu chuyển dạ em bé trong bụng đã tụt sâu xuống khung xương chậu và chèn lên bàng quang khiến thai phụ phải đi tiểu liên tục. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất dự báo thai phụ sắp sinh.
Cổ tử cung giãn cơ
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, tử cung của mẹ bầu sẽ giãn ra và mỏng dần. Mỗi thai phụ sẽ có tốc độ mở cổ tử cung khác nhau và cần mở đến 10cm để quá trình chào đời của thai nhi thuận lợi hơn.
>>>>>Xem thêm: U mỡ ở bụng là gì? Có nguy hiểm không?
Đau vùng thắt lưng
Đau ở vùng thắt lưng cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý, nhất là các chị em mang thai lần đầu. Nguyên nhân gây đau lưng, đau hai bên hông kèm theo chuột rút ở thai phụ là do dây chằng, các cơ và các khớp ở vùng chậu, tử cung bị kéo căng và giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Mất nút nhầy
Cổ tử cung của thai phụ được một lớp nhầy đặc biệt bảo vệ, ngăn chặn các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào buồng tử cung. Đến tuần 37-40 của thai kỳ khi mẹ bầu sắp chuyển dạ, nút nhầy ở tử cung sẽ bong ra và bị đẩy ra ngoài khiến dịch nhầy ở âm đạo có màu hồng, đỏ tươi hay màu đỏ thẫm dính trên quần lót của mẹ. Dấu hiệu này được gọi là hiện tượng mất nút nhầy tử cung có thể xuất hiện trước vài giờ, vài ngày hay thậm chí là vài tuần trước khi sinh.
Mẹ bầu bị vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu chính xác, rõ ràng nhất cho thấy một mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ, thậm chí có nhiều người vỡ ối trước sinh chỉ vài giờ. Nước ối có thể chảy ồ ạt nhưng đôi khi chỉ chảy một chút chất lỏng có màu nhạt hay màu trong và lợn cợn, không có mùi. Lúc này thai phụ cần có sự chuẩn bị và được chăm sóc để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Nếu nhận thấy mùi hoặc màu sắc nước ối không bình thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc em bé đạp nhiều có phải sắp sinh cũng như nắm được những dấu hiệu mình sắp chuyển dạ. Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý các mẹ bầu cũng cần giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ để để việc sinh nở trở nên thuận lợi hơn và giúp em bé chào đời một cách bình an.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể