Da nhiễm corticoid là da bị viêm do dư lượng corticoid tích tụ từ việc lạm dụng mỹ phẩm hoặc thuốc bôi có chứa corticoid trong khoảng thời gian dài.
Bạn đang đọc: Da nhiễm corticoid – Điều trị sao cho hiệu quả?
Lượng corticoid tích tụ dưới da lâu dần sẽ khiến da bị giãn mạnh, mỏng da, dễ mọc mụn. Làn da của bạn lúc này không chỉ ngứa ngáy mà còn có nguy cơ bị những bệnh nghiêm trọng về da.
Da nhiễm corticoid do sử dụng những sản phẩm có chất này trong thời gian dài.
Contents
Da nhiễm corticoid – nguyên nhân do đâu?
Corticoid là một dược chất kháng viêm khá phổ biến thường được dùng trong da liễu. Dược chất này còn có tên gọi khác là glucocorticoid hay corticosteroid.
Khi sử dụng dược chất này, các bác sĩ da liễu sẽ kiểm soát chặt chẽ liều lượng corticoid theo từng đơn thuốc cụ thể. Người tiêu dùng không được tự ý sử dụng.
Thường corticoid rất được các chị em phụ nữ yêu thích, bởi sau khi sử dụng sẽ có kết quả trị mụn, phục hồi da nhanh chóng. Chỉ khi ngưng sử dụng thì những tác dụng phụ như da mẩn đỏ, nổi mụn li ti, cảm giác châm chích mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, việc tự ý bôi loại dược chất này lên da, cũng như sử dụng các sản phẩm làm đẹp, kem trộn không rõ nguồn gốc có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ khiến da bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số xét nghiệm SGOT là gì? Khi nào cần xét nghiệm SGOT?
Da nhiễm corticoid dễ thấy được mao mạch dưới da.Một số biểu hiện thường thấy của làn da nhiễm corticoid bao gồm:
- Da mẩn đỏ.
- Da có dấu hiệu châm chích.
- Cảm thấy da nóng bừng, xuất hiện sự bong tróc.
- Da mẩn đỏ, thấy được mao mạch máu.
Điều trị da nhiễm corticoid sao cho hiệu quả?
Da bị nhiễm corticoid càng nặng thì sẽ càng tốn thời gian và chi phí điều trị. Vì vậy khi làn da của bạn xuất hiện những dấu hiệu do nhiễm độc thì trước tiên cần dừng sử các loại mỹ phẩm hiện. Sau đó, hãy ngay lập tức đến bệnh viện da liễu để được chẩn đoán tình trạng da và có phương án điều trị phù hợp.
Sau đây là một số phương án trị liệu thường được áp dụng để điều trị cho da nhiễm corticoid.
1. Điều trị da nhiễm corticoid dạng nhẹ
Da nhiễm corticoid nhẹ thì đơn giản trong việc điều trị bởi lúc này cấu trúc da chưa bị phá hủy quá nhiều. Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn ngưng sử dụng các sản phẩm có chưa corticoid và hướng dẫn cách chăm sóc da để làn da của bạn nhanh được phục hồi.
2. Cách điều trị đối với da bị nhiễm corticoid nặng
Với da đã nhiễm độc nặng là làn da dã bị “nghiện” sử dụng corticoid, do sử dụng chất này với liều lượng nhiều trong thời gian dài.Tình trạng da lúc này đã bị suy yếu,nổi mụn, nhiễm trùng thậm chí hoại tử nghiêm trong.
Việc dừng sử dụng corticoid đột ngột có thể gây phản ứng mạnh trên da. Vì thế, bước đầu điều trị là bạn cần giảm dần lượng dùng corticoid từ từ để da có thể thích ứng. Trình tự như sau:
- Giảm tần suất sử dụng với liều lượng mỗi lần sử dụng không thay đổi.
- Giảm tần suất sử dụng với liều lượng giảm đi một chút sau khi da đã quen với việc lưu lượng corticoid đã ít đi.
- Ngưng sử dụng khi những tổn thương trên da đã giảm bớt và làn da của bạn quay về trạng thái ổn định.
3. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Điều trị da nhiễm corticoid bằng thảo dược sẽ giúp làn da được giải độc, tiêu viêm. Giúp chăm sóc da từ bên ngoài cũng như phục hồi từ sâu bên trong.
4. Điều trị bằng thuốc kê đơn
Ngoài dùng thuốc điều trị ngoài da, bác sĩ cũng có thể kê cho người bị viêm da một số thuốc kháng sinh, kháng viêm. Những loại thuốc này sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng khó chịu trên da cũng như ngăn ngừa việc viêm nhiễm da có thể tiến triển nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? Phương pháp điều trị viêm giác mạc
Da nhiễm corticoid sẽ nhanh phục hồi hơn khi được điều trị sớm.Những lưu ý để hồi phục da tại nhà sau nhiễm độc hiệu quả
Một số lưu ý sau sẽ hỗ trợ bạn hồi phục da tại nhà sau nhiễm độc corticoid hiệu quả hơn:
- Làm dịu da bằng gạc mát hoặc chườm đá.
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mặt ngày 2 lần/ngày.
- Hạn chế ra ngoài trong thời gian điều trị, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không chạm tay lên các vùng da đang điều trị. Nhất là không nặn mụn, gãi hoặc bóc da để tránh làm tình trạng da tồi tệ hơn.
- Duy trì lối sống lành mạnh, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn nhanh và có chất kích thích.
Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào bôi lên da. Việc sử dụng những sản phảm không rõ nguồn gốc sẽ khiến da bị nhiễm độc corticoid cũng như bị các bệnh về da khác. Khi điều trị da nhiễm corticoid nên dựa vào lời khuyên của bác sĩ, không nên tự ý điều trị để tránh tình trạng da tồi tệ hơn.
Hoàng Minh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể