Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết

Đau đầu sau sinh là một tình trạng khá phổ biến và thường tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, những triệu chứng bất thường đi cùng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là đau đầu sau sinh. Theo số liệu thống kê, có hơn 40% phụ nữ sau sinh cho biết các cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện và lan xuống vai gáy hoặc vùng cổ. Có những trường hợp triệu chứng đau đầu kéo dài đến 6 tuần.

Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết 1

Đau đầu sau sinh là tình trạng khá phổ biến.

Nguyên nhân gây đau đầu sau sinh là gì?

Theo bác sĩ, có rất nhiều lý do khiến phụ nữ sau sinh bị đau đầu. Các tác nhân gây đau đầu có thể được phân thành hai loại chính:

  • Nguyên phát: Sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, thiếu ngủ, mất nước, trầm cảm sau sinh, mệt mỏi, sụt cân do thay đổi nội tiết tố hoặc từng có tiền sử bệnh đau nửa đầu.
  • Thứ phát: Viêm màng não, khối u, huyết khối tĩnh mạch, sản giật, tiền sản giật hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

Đau đầu sau sinh có triệu chứng gì?

1. Đau đầu nguyên phát

Tùy theo nguyên nhân mà các cơn đau đầu nguyên phát có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

  • Đau nửa đầu: Đặc trưng bởi những cơn đau đầu xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu. Những triệu chứng đi kèm có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh hay thậm chí là rối loạn thị giác.
  • Đau đầu do căng thẳng: Xuất hiện do tình trạng căng thẳng, mất nước, thiếu ngủ và được đặc trưng bởi các cơn đau đầu ở các mức độ từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ lan đến vùng đầu, kéo dài trong 30 phút hay thậm chí là lâu hơn một tuần.

Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết 2

Những ai có tiền sử đau nửa đầu rất dễ mắc đau đầu sau sinh.

2. Đau đầu thứ phát

Tùy theo nguyên nhân mà các cơn đau đầu thứ phát có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

  • Đau đầu do tiền sản giật: Những cơn đau đầu dữ dội phát triển ở hai bên đầu là kết quả của tình trạng cao huyết áp và thừa protein sau sinh. Cùng với đó là những triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, co giật, giảm tần suất tiểu tiện và thay đổi thị lực.
  • Đau đầu do máu tụ dưới màng cứng: Tình trạng đau đầu dữ dội do tác dụng phụ của thủ thuật gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Cơn đau đầu thường kéo dài 72 giờ sau khi thực hiện thủ thuật gây tê và tăng lên khi ngồi hoặc đứng thẳng. Những triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, nôn mửa, cứng cổ thay đổi thị lực và thay đổi thính giác.

Tìm hiểu thêm: Cấu tạo họng và chức năng của họng

Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết 3

Gây tê tủy sống dẫn đến đau đầu do máu tụ dưới màng cứng.

Khi nào mới hết đau đầu?

Theo bác sĩ chuyên khoa, cơn đau đầu sau sinh thường chỉ kéo dài trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất phát từ nguyên nhân thứ phát thì cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Đặc biệt, nếu cơn đau đầu là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn thì người mẹ cần được điều trị đúng cách.

Làm cách nào để làm giảm cơn đau đầu?

Nếu chỉ xuất hiện những cơn đau đầu nhẹ thì người mẹ có thể áp dụng những phương pháp giảm đau đầu sau:

  • Chườm lạnh: Chườm túi lạnh lên trán trong vòng 15 phút để làm hẹp mạch máu và giảm áp lực lên các vùng thần kinh nhạy cảm.
  • Chườm ấm: Đặt túi chườm ấm lên các khu vực như trán hoặc gáy để hơi ấm làm giãn cơ và giảm cảm giác nhức mỏi. Đây là cách giảm đau hiệu quả đối với những cơn đau đầu do căng thẳng.
  • Nghỉ ngơi: Ngủ 7 – 9 giờ mỗi ngày giúp khắc phục tình trạng đau đầu do thiếu ngủ, mất ngủ sau sinh.
  • Xoa bóp hoặc bấm huyệt: Bấm nguyệt chữa đau đầu biện pháp được sử dụng để giảm cơn đau đầu do căng thẳng.
  • Uống nhiều nước: Bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp cơ thể chịu đau tốt hơn.
  • Uống trà gừng: Trà gừng chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm uống gì để giảm đau đầu.
  • Hạn chế ánh sáng, âm thanh: Nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh và tránh xa thiết bị điện tử là cách hiệu quả giúp giảm căng thẳng cho người mẹ sau sinh.

Chứng đau đầu sau sinh: Những điều bạn cần biết 4

>>>>>Xem thêm: Cấp cứu ngưng tim ngưng thở: Những điều cần biết và cách phòng ngừa

Uống trà gừng là cách đơn giản để giảm đau đầu sau sinh.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Hãy thận trọng khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau đầu nặng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Mất ngủ, khó ngủ.
  • Đau đầu kèm theo triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa và gặp vấn đề thị giác.

Lúc này, người mẹ bị đau đầu sau sinh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. Đừng xem nhẹ tình trạng bất thường vì nó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Uyên

Nguồn tham khảo: HelloBacsi

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *