Chọc hút nước tiểu trên xương mu là phương pháp chẩn đoán và điều trị một loạt các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu. Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật này chỉ được chỉ định trong các trường hợp cụ thể. Vậy chọc hút nước tiểu trên xương mu là gì và quy trình thực hiện ra sao?
Bạn đang đọc: Chọc hút nước tiểu trên xương mu là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
Phương pháp chọc hút nước tiểu trên xương mu là một quy trình y tế chẩn đoán quan trọng, thường được áp dụng để lấy mẫu nước tiểu từ bàng quang nhằm kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề về hệ tiết niệu. Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình thực hiện chọc hút nước tiểu để các bạn hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này.
Contents
Kỹ thuật chọc hút nước tiểu trên xương mu là thế nào?
Chọc hút nước tiểu trên xương mu là phương pháp nghiên cứu để đưa ra chẩn đoán về nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt là ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc trong tình huống nước tiểu bị lưu giữ khi phương pháp tiểu đạo thông thường không khả thi.
Việc chọc hút nước tiểu từ xương mu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Nếu người bệnh có nghi ngờ về nhiễm trùng ở thận hoặc tiết niệu.
- Khi bệnh nhân có triệu chứng sốt mà không rõ nguyên nhân.
- Trong trường hợp bí tiểu mà không thể đặt được ống thông tiểu qua bàng quang.
- Khi cần xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng để lựa chọn kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em.
- Khi không thể đặt ống thông tiểu do sự căng tràng bàng quang quá mức khi bệnh nhân bị tắc nghẽn tiểu đạo.
Những trường hợp không được chọc hút nước tiểu trên xương mu
Phương pháp chọc hút nước tiểu trên xương mu được khuyến cáo cần tránh trong các trường hợp sau đây bởi những rủi ro và ảnh hưởng không mong muốn mà nó mang lại:
- Rối loạn đông máu nặng: Việc chọc hút nước tiểu trên xương mu có thể gây chấn thương và tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là đối với những người có vấn đề liên quan đến đông máu.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Đối với trẻ nhỏ, quá trình chọc hút nước tiểu trên xương mu có thể gây khó khăn và không thoải mái, đồng thời tăng khả năng gây tổn thương cho xương mu nhỏ của trẻ.
- Đang điều trị với thuốc chống đông: Người đang sử dụng thuốc chống đông thường có nguy cơ cao về vấn đề đông máu, việc thực hiện kỹ thuật chọc hút nước tiểu trên xương mu có thể gây ra vết thương, xuất huyết không kiểm soát, gây khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng đông máu.
Quy trình thực hiện chọc hút nước tiểu trên xương mu
Trước khi tiến hành kỹ thuật chọc hút nước tiểu trên xương mu, bệnh nhân cần nắm được quy trình cụ thể và có kế hoạch phối hợp nghiêm túc với bác sĩ. Dưới đây là các bước chi tiết thực hiện chọc hút nước tiểu trên xương mu:
Bước 1: Trước khi thực hiện thủ thuật chọc hút nước tiểu trên xương mu, bác sĩ tiến hành kiểm tra mạch và đo huyết áp cho người bệnh. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra siêu âm để xác định việc có cần thực hiện chọc hút nước tiểu đối với người bệnh đang trải qua tình trạng cầu bàng quang hay không.
Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác rửa tay, sát trùng, mặc áo thủ thuật và đeo găng vô trùng.
Bước 3: Người bệnh được yêu cầu nằm ngửa, chân được duỗi thẳng hoặc gập (tư thế chân ếch). Một mảnh vải nhựa được đặt dưới mông, sau đó trải sạch vùng làm thủ thuật bằng cách sát trùng rộng.
Bước 4: Xác định vị trí chọc dò là đường trắng giữa, trên nếp lằn da ngay sát xương mu. Điều dưỡng phụ thực hiện sát trùng vị trí chọc (da bụng từ khớp vệ đến giữa rốn).
Bước 5: Tiến hành gây tê da và tổ chức dưới da tại vùng cần chọc hút nước tiểu trên xương mu. Chọc kim thẳng đứng qua da và tổ chức dưới da. Khi kim đã đi qua thành bàng quang, tiến hành hút nước tiểu. Để loại bỏ hồng cầu khi kim đi qua thành bàng quang, bác sĩ bỏ 5ml nước tiểu đầu.
Nước tiểu được hút vào các ống nghiệm. Trong trường hợp người bệnh bí tiểu thì có thể thực hiện hút bớt nước tiểu trong bàng quang để giảm áp lực trong bàng quang cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về cách chăm sóc và điều trị F0 tại nhà cho trẻ em
Quá trình theo dõi và xử lý biến chứng
Quá trình theo dõi và xử lý biến chứng sau khi chọc hút nước tiểu trên xương mu là một phần quan trọng, đòi hỏi sự chú ý, kiểm soát kỹ lưỡng của đội ngũ y tế để đảm bảo an toàn và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Quá trình theo dõi sau khi chọc hút nước tiểu
Việc theo dõi tình trạng người bệnh sau khi thực hiện phương pháp chọc hút nước tiểu trên xương mu cần sát sao và linh hoạt. Dưới đây là những biến chứng bệnh nhân dễ gặp phải sau thủ thuật:
- Chảy máu tại điểm chọc hút nước tiểu: Bác sĩ cần quan sát kỹ vùng đã được chọc hút để phát hiện trường hợp chảy máu. Nếu người bệnh bị chảy máu thì bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát cầm máy và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
- Kiểm tra nước tiểu qua vùng chọc hút: Tiếp tục theo dõi nước tiểu để đảm bảo nó không có màu máu hay các dấu hiệu khác hay không. Nếu phát hiện bất kỳ điều khác thường nào đáng chú ý trong nước tiểu, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm và xử lý kịp thời để đảm bảo rằng không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra, đồng thời điều chỉnh liệu pháp nếu cần thiết.
Quá trình này yêu cầu sự kiểm soát cẩn thận để đảm bảo rằng mọi vấn đề biến chứng được phát hiện và xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cách xử lý các biến chứng
Đối mặt với các tình huống biến chứng sau khi thực hiện chọc hút nước tiểu trên xương mu đòi hỏi bác sĩ cần linh hoạt và xử lý nhanh chóng.
- Chảy máu tại điểm chọc hút nước tiểu: Trong trường hợp chảy máu, bác sĩ sẽ áp dụng băng ép tại vị trí chảy máu để kiểm soát lượng máu và tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân.
- Chọc quá sâu xuyên qua thành sau bàng quang vào trực tràng dẫn đến nhiễm trùng: Bác sĩ cần đánh giá độ sâu của kỹ thuật chọc hút và theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng. Trường hợp này bác sĩ cần điều trị khẩn cấp bằng kháng sinh để kiểm soát và ngăn chặn sự lan truyền của nhiễm trùng. Bên cạnh đó cần theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Nhiễm trùng và rò nước tiểu: Cần theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, đau hoặc thay đổi màu nước tiểu. Thực hiện điều trị theo phác đồ chuyên môn, sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng và thời gian quy định. Đồng thời, duy trì việc theo dõi tình trạng sức khỏe để đảm bảo triệu chứng nhiễm trùng được kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa là gì?
Như vậy, Kenshin vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cần thiết về kỹ thuật chọc hút nước tiểu trên xương mu. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, hiểu rõ hơn về phương pháp này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Phải làm sao khi có hồng cầu trong nước tiểu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể