Có tới 90% số người mắc bệnh tiền tiểu đường không biết mình mắc bệnh này. Trong khi đó, một nửa trong số họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm tới. Vì vậy, chẩn đoán sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong tương lai. Biết được chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ giúp bạn phát hiện được tình trạng này.
Bạn đang đọc: Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?
Tiền tiểu đường là giai đoạn trước của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng bình thường, nếu không can thiệp sớm sẽ nhanh chóng tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Contents
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường hay còn được gọi là tiền đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát, bệnh nhân bị tiền tiểu đường có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất cao.
Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?
Tiền tiểu đường thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo rõ ràng. Bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe và đo lượng đường trong máu. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chỉ số đường huyết tiền tiểu đường bằng các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm huyết sắc tố HbA1C
Xét nghiệm này cho thấy lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 3 tháng qua. Kết quả xét nghiệm HbA1C được tính theo phần trăm. Tỷ lệ phần trăm càng cao thì lượng đường trong máu trung bình 3 tháng của bạn càng cao.
Chỉ số đường huyết của bệnh tiền tiểu đường trong xét nghiệm này là 5,7% đến 6,4%. Nếu kết quả chỉ số HbA1c dưới 5,7% được coi là bình thường, còn nếu từ 6,5% trở lên thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bạn cũng nên lưu ý rằng kết quả xét nghiệm HbA1C có thể không chính xác nếu bạn đang mang thai hoặc có bệnh lý bất thường về hemoglobin, hay đang thiếu máu.
Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường trong xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)
Giá trị đường huyết được biểu thị bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L. Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ được đo bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói. Dựa vào chỉ số đường huyết lúc đói, bác sĩ có thể xác định lượng đường trong máu của bệnh nhân là bình thường hay bất thường. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo sau khi bạn nhịn ăn qua đêm hoặc sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ, tham khảo các kết quả dưới đây nhé:
- Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường.
- 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) là chỉ số của tiền tiểu đường.
- Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi có kết quả từ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) trở lên trong hai xét nghiệm riêng biệt.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống ít phổ biến hơn hai xét nghiệm trên và thường được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn cần nhịn ăn qua đêm và sau đó uống 75 gam đường. Sau 2 giờ, bác sĩ lấy máu để đo chỉ số đường huyết tiền tiểu đường và tiểu đường.
Kết quả đường huyết 2 giờ sau khi uống 75 gam đường như sau:
- Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) là trong phạm vi bình thường
- Tiền tiểu đường được chẩn đoán ở mức từ 140 đến 199 mg/dL (7,8 đến 11,0 mmol/L).
- 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên là dấu hiệu chỉ số của bệnh tiểu đường.
Ai nên xét nghiệm kiểm tra chỉ số đường huyết tiền tiểu đường?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2023 khuyến nghị bạn nên xem xét làm xét nghiệm khi:
- Người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì (BMI 23 hoặc cao hơn ở người châu Á) có một hoặc nhiều yếu tố tăng nguy cơ như có người thân trực hệ mắc bệnh tiểu đường, các nhóm dân tộc có nguy cơ cao, người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, người có chỉ số HDL 250 mg/dl, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, các tình trạng đề kháng insulin…
- Bệnh nhân có tiền sử lượng đường trong máu bất thường nên được kiểm tra hàng năm.
- Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên khám sức khỏe ít nhất 3 năm một lần và theo dõi lâu dài.
- Mọi người từ 35 tuổi trở lên đều nên khám tầm soát, sàng lọc.
- Những người nhiễm HIV nên được sàng lọc tiền tiểu đường và tiểu đường.
Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, làm lại sau mỗi 3 năm hoặc thường xuyên hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu và các yếu tố rủi ro cá nhân.
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất mỗi năm một lần.
Phòng ngừa bệnh tiền tiểu đường
Hiểu chỉ số đường huyết của bệnh tiền tiểu đường sẽ giúp bạn thực hiện các bước chủ động để ngăn ngừa sự tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Duy trì lối sống lành mạnh có thể cân bằng lượng đường trong máu, hoặc ít nhất là ngăn nó tăng đến mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
Để ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn nên:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm ít carbohydrate tinh chế, ít chất béo xấu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, dầu từ thực vật, protein nạc có trong cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, đậu các loại…
>>>>>Xem thêm: Lợi ích từ việc ăn chay đúng cách mà bạn không thể bỏ qua
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và cơ thể sẽ sử dụng hết lượng đường bạn nạp vào để sản xuất năng lượng và sử dụng insulin hiệu quả hơn. Cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần sẽ giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu ở bệnh tiền tiểu đường.
- Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, chỉ cần giảm 5 đến 7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, hãy tập trung vào những thay đổi lâu dài trong thói quen ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
- Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc có thể cải thiện cách thức hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó cải thiện lượng đường trong máu.
- Dùng thuốc nếu cần: Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc, chẳng hạn như metformin. Ngoài ra, nếu bạn bị mỡ máu và huyết áp cũng phải được kiểm soát.
Phát hiện tiền tiểu đường là cơ hội để bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, vì vậy bạn nên điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Đồng thời, bạn nên đi khám để theo dõi sức khỏe của mình và đảm bảo bạn vượt qua bệnh tiểu đường thành công.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể