Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Sức khỏe của người phụ nữ rất nhạy cảm trong giai đoạn mang thai. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng có thể khiến mẹ bầu lo lắng và bất an. Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai là một trong những vấn đề khiến nhiều bà bầu gặp phải.

Bạn đang đọc: Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu biết cách nhận biết và điều trị sớm thì tình trạng chảy máu răng khi mang thai không có gì đáng lo ngại. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này nhé!

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không? 1 Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Một số nghiên cứu cho thấy những thay đổi cơ thể của bà bầu có thể là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra hiện tượng chảy máu răng khi mang thai. Đôi khi chảy máu chân răng cũng báo hiệu tình trạng bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy chú ý theo dõi sức khỏe của mình nhé!

Sự thay đổi về hormone

Trong quá trình các chị em phụ nữ mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone sẽ thay đổi rất nhiều. Hai loại hormone này làm cho lưu lượng máu tới nướu tăng lên đáng kể, dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu nặng hơn và gây ra chảy máu chân răng ở các mẹ bầu. Vì vậy, chị em phụ nữ khi mang thai cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị tình trạng thay đổi hormone này.

Thiếu canxi

Phụ nữ khi mang thai cần rất nhiều canxi để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng thiếu hụt canxi do không bổ sung đủ. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến hệ xương, và góp phần làm răng bị xốp, yếu, dễ chảy máu chân răng. Cho nên các mẹ bầu nên ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều canxi như các loại hạt, sữa chua, sữa… hoặc có thể bổ sung thêm những thực phẩm chức năng chứa canxi tại các hiệu thuốc uy tín.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Trong những tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ thường hay ốm nghén, nôn ói, chán ăn nhưng lại có thể thèm và ăn những đồ chua, cay, ngọt hơn bình thường. Đây cũng là một trong những lý do gây nên viêm răng miệng trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần bổ sung đủ những chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Vitamin A, vitamin C, sắt, chất xơ… từ các thực phẩm thiên nhiên hoặc sử dụng thêm những thực phẩm chức năng được mua tại nơi uy tín, chất lượng.

Một số bệnh lý khác

Chảy máu chân răng khi mang thai còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác mà bạn cần phải lưu tâm.

  • Viêm nướu (Viêm lợi): Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu răng khi mang thai. Nguyên nhân do thay đổi hormone trong cơ thể cùng việc vệ sinh răng miệng chưa đúng tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một tình trạng năng hơn của bệnh viêm nướu. Nó sẽ phá hủy các cấu trúc nâng đỡ của răng, làm cho răng lung lay và mất răng. Không những thế, viêm nha chu còn làm ảnh hưởng quá trình dẫn máu đến nhau thai. Vì vậy, khi có hiện tượng chảy máu răng, nên điều trị sớm để tránh tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu.
  • Sâu răng: Có đến 25% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị sâu răng. Sâu răng xảy ra do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, ăn nhiều đồ ngọt làm các vi khuẩn trong miệng có cơ hội phát triển và phá hủy men răng. Chảy máu răng mà một trong những triệu chứng của sâu răng. Vậy nên bà bầu cần điều trị sâu răng sớm, nếu không rất có thể dẫn đến áp xe chân răng.
  • Mòn răng: Khi nghén, bà bầu thường hay nôn ói. Khi nôn ói, axit trong dạ dày tiết ra gây phá hủy men răng, dẫn đến chảy máu răng. Để bảo vệ răng và khắc phục tình trạng này, hãy đánh răng và súc miệng lại bằng nước muối sau khi nôn ói.
  • U nhú thai nghén: Nhu ú thai nghén thường phát triển nặng ở 3 tháng giữa thai kỳ. Nó có thể là một khối u nhỏ mọc ở nướu hoặc bất kỳ vị trí nào bên trong khoang miệng, gây chảy máu và loét chân răng. Tuy nhiên, nó không thực sự là một khối u và không phải là ung thư. Nhu ú thai nghén thường sẽ giảm dần hoặc có thể mất hẳn sau sinh mà không cần điều trị. Tuy vậy, nếu khối u lớn và gây cản trở, khó khăn trong việc ăn uống thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cắt bỏ.

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không? 2 Viêm lợi là một trong những nguyên nhân gây ra chảy máu răng khi mang thai

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Thời điểm tuần thứ 15 của thai kỳ, khoảng 60 – 70% phụ nữ mang thai có hiện tượng sưng nướu và chảy máu răng. Ở giai đoạn này, sự tăng lên của các hormone làm cho các niêm mạc sưng lên, tắc nghẽn mạch máu, gây ra tình trạng viêm nướu và chảy máu răng.

Hiện nay, có một số nghiên cứu cho thấy chảy máu răng khi mang thai vẫn có thể báo hiệu một số nguy cơ nguy hiểm (chủ yếu do viêm đa chu gây ra) như: Sinh non, thai nhi nhẹ cân và một số biến chứng như tiền sản giật. Dù những hiện tượng này chưa được chứng minh một cách rõ ràng nhưng cũng đáng để chúng ta lưu ý và cẩn trọng.

Tìm hiểu thêm: Quy trình thực hiện xét nghiệm hồng cầu lưới

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không? 3 Chảy máu chân răng khi mang thai có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Chảy máu răng khi mang thai còn đi kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, loét miệng, đau nhức răng. Khu vực nướu bị tổn thương dễ chảy máu nếu có lực tác động lên. Điều trị và phòng ngừa chảy máu răng khi mang thai tương đối đơn giản. Tuy nhiên bạn vẫn nên theo dõi sát sao tình trạng này. Nếu hiện tượng chảy máu kéo dài, hãy đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh đúng nhất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị và phòng ngừa dưới đây.

Điều trị chảy máu răng khi mang thai

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng: Ngoài việc chải răng hàng ngày, bạn nên súc miệng lại sau mỗi bữa ăn sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Làm sạch vôi răng: Hãy dùng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng như chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở răng.
  • Nếu triệu chứng nhẹ, có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như: Uống nước trà xanh thường xuyên, uống mật ong pha với nước ấm, thoa dầu đinh hương lên vết thương sẽ làm giảm đau và sưng tấy, súc miệng bằng tinh dầu tràm trà.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng giờ và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp nặng hoặc do biến chứng khác có thể cần đến điều trị phẫu thuật, hãy tuân thủ các phác đồ của bác sĩ đưa ra, không nên tự ý chữa trị ở nhà.

Phòng ngừa chảy máu răng khi mang thai

Bên cạnh những phương pháp điều trị, các chị em nên có những biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai để ngăn ngừa những biến chứng xấu và giúp hàm răng chắc khỏe. Một số biện pháp phòng ngừa đó là:

  • Chải răng đều đặn ngày 2 – 3 lần bằng các loại bàn chải có lông mềm, tránh chải mạnh làm tổn thương răng lợi.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc dùng nước súc miệng sau khi ăn.
  • Kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các kẽ răng hơn.
  • Ăn nhiều rau củ và các loại trái cây cung cấp sức khỏe cho răng.
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột như bánh, kẹo…
  • Bổ sung thêm canxi bằng cách uống sữa hoặc qua các loại thuốc bổ.

Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không? 1

>>>>>Xem thêm: Cá thác lác có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng ra sao?

Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách giúp phòng ngừa chảy máu răng khi mang thai

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là điều rất cần thiết. Ngoài ra khi có những thay đổi khác thường trong cơ thể, không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh theo dõi và đặt lịch thăm khám tại các cơ sở uy tín để được tư vấn tốt nhất. Trên đây là một số cách điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai. Chúc bạn có một một hành trình thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh!

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân chảy máu răng nhiều

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *