Chẩn đoán và điều trị chứng đau đầu sau thủng màng cứng

Dịch não tuỷ đóng vai trò quan trọng trong việc làm chất đệm, hỗ trợ nâng đỡ cho não. Khi chất dịch này bị rò rỉ làm tăng lực kéo mô xung quanh gây nên cơn đau đầu sau thủng màng cứng.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán và điều trị chứng đau đầu sau thủng màng cứng

Sau khi gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng có thể gặp phải tình trạng đau đầu sau thủng màng cứng. Cơn đau gây khó chịu hai thái dương, có thể đau sau mắt và lan ra rộng hơn.

Đau đầu sau thủng màng cứng là gì?

Dịch não tủy (CSF) chức năng như một loại đệm hỗ trợ và bảo vệ cho não. Khi CSF rò rỉ từ khoang dưới thông qua một tổn thương của màng cứng, đó có thể dẫn đến mất đi tính chất hỗ trợ này. Khi chất đệm bị mất đi, lực kéo tác động lên các mô xung quanh não làm tăng nguy cơ gây ra nhức đầu.

Tình trạng nhức đầu này được biết đến với các tên gọi là nhức đầu sau thủng màng cứng (PDPH) hoặc nhức đầu do áp suất thấp (LPH). Thường xuyên xảy ra khi có thay đổi tư thế và thường tự giảm đi sau khoảng một hoặc hai ngày kể từ khi màng cứng bị thủng, kéo dài dưới bảy ngày.

Chẩn đoán và điều trị chứng: Đau đầu sau thủng màng cứng 1

Dịch não tuỷ đóng vai trò như tấm đệm cho não

Đau đầu sau thủng màng cứng (PDPH) là một biến chứng thần kinh có thể xuất hiện sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Nguy cơ cao nhất thường là ở bệnh nhân sản khoa, đặc biệt là phụ nữ trẻ sử dụng gây tê trục thần kinh. Chọc thủng màng cứng ngoài ý muốn trong gây tê màng cứng là nguyên nhân phổ biến hơn so với việc sử dụng kim nhỏ. Mặc dù PDPH thường tự giảm đi, nhưng nó có thể tạo ra những vấn đề lớn ở bệnh nhân sản khoa, ảnh hưởng đến chăm sóc em bé và có thể dẫn đến nhức đầu mãn tính. Bác sĩ gây mê cần chú ý đến phương pháp điều trị và phòng ngừa với trường hợp này

Triệu chứng đau đầu sau thủng màng cứng

Triệu chứng kinh điển của đau đầu sau thủng màng cứng bao gồm nhức đầu ở phía trước chẩm và cổ cứng. Đau có thể lan tỏa đến cả hai thái dương, có thể cảm thấy đau sau mắt hoặc lan tỏa rộng hơn. Cơn đau thường tăng khi ở tư thế ngồi hoặc đứng, giảm khi nằm thẳng.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, giảm thích lực, ù tai, chóng mặt,… Loạn tâm thần như nhìn đôi và sợ ánh sáng cũng có thể xảy ra. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu sau thủng màng cứng có thể được phân loại thành ba mức độ:

Chẩn đoán và điều trị chứng: Đau đầu sau thủng màng cứng 2

Triệu chứng điển hình của đau đầu sau thủng màng cứng là đau ở hai bên thái dương

PDPH mức độ nhẹ:

  • Hạn chế một ít các hoạt động hằng ngày.
  • Bệnh nhân không cần phải nằm liệt giường.
  • Không có triệu chứng liên quan.
  • Đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không chứa opioid.

PDPH mức độ vừa:

  • Hạn chế đáng kể các hoạt động hằng ngày.
  • Bệnh nhân thường cần nằm liệt giường hầu hết thời gian.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan, tùy thuộc vào từng trường hợp.
  • Yêu cầu sự giảm đau thêm bằng opioid.

PDPH mức độ nặng:

  • Hạn chế hoàn toàn các hoạt động hằng ngày.
  • Bệnh nhân cần phải nằm liệt giường suốt cả ngày.
  • Triệu chứng liên quan thường xuất hiện và duy trì.
  • Không đáp ứng tốt với các phương pháp quản lý bảo thủ.

Đối với bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu không điển hình, đặc biệt là khi liên quan đến tư thế, cần kiểm tra để xác định nguyên nhân như tụ máu dưới màng cứng hoặc huyết khối tĩnh mạch não. Trong trường hợp PDPH điển hình, chẩn đoán lâm sàng thường đủ để bắt đầu điều trị cho bệnh nhân.

Điều trị đau đầu sau thủng màng cứng

Nhức đầu sau thủng màng cứng có thể tự khỏi sau một thời gian, thông thường là dưới 7 ngày, vì vâỵ có một số biện pháp giảm triệu chứng đau đầu sau gây tê trục thần kinh bao gồm:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động nếu không cần thiết có thể giảm đau đầu, tuy nhiên không điều trị nguyên nhân. Bù dịch để tránh hiện tượng thiếu dịch làm nặng thêm triệu chứng đau đầu cho bệnh nhân.
  • Thuốc giảm đau có thể được sử dụng khi cần, thông thường là paracetamol, ngoài ra bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc khác như thuốc giảm đau chống viêm không steroid, morphin, và thuốc chống nôn để giảm tạm thời triệu chứng nếu cần thiết. Tuy nhiên, chúng chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian bệnh nhân đang tự hồi phục.
  • Sử dụng caffeine (300 – 500 mg) qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày. Caffeine cải thiện triệu chứng nhưng chỉ có tác dụng thoáng qua; khi ngưng sử dụng, cơn đau đầu có thể trở lại.
  • Dùng thuốc ACTH: Cơ chế của ACTH cho phép giữ lại dịch não tuỷ bằng việc tái hấp thu muối qua kênh Mineralocorticoids. Ngoài ra, ACTH cũng có hỗ trợ giảm đau nhờ tác động của glucocorticoids.

Tìm hiểu thêm: Những thói quen ăn uống sẽ tàn phá cơ thể bạn sau tuổi 60

Chẩn đoán và điều trị chứng: Đau đầu sau thủng màng cứng 3
Paracetamol là thuốc được dùng giảm đau phổ biến trong đau đầu sau thủng màng cứng

Ngoài ra còn có một số phương pháp nội khoa khác như thủ thuật vá máu tự thân. Phương pháp này trong điều trị đau đầu sau gây tê trục thần kinh đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ vô khuẩn. Hiệu quả của thủ thuật này phụ thuộc vào lượng máu bơm vào khoang ngoài màng cứng, thường không quá 20mL. Dừng bơm máu nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc cảm giác căng tức vùng thắt lưng trước khi hết 20mL.

Vá máu tự thân thường được thực hiện ở mức hoặc dưới mức khoang đốt sống đã gây tê trục thần kinh. Nếu vị trí gây tê không rõ, thì thường tiến hành ở khoang đốt sống thấp nhất có thể. Máu bơm vào khoang ngoài màng cứng sẽ lan lên từ 3-5 khoang đốt sống.

Sau thủ thuật, bệnh nhân cần nằm ngửa và nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng trước khi đứng dậy. Trong trường hợp thất bại hoặc đau đầu tái phát, có thể thực hiện vá máu tự thân lần hai.

Chẩn đoán và điều trị chứng: Đau đầu sau thủng màng cứng 4

>>>>>Xem thêm: Phòng cấp cứu ICU có chức năng gì trong bệnh viện?

Nên nằm ngửa nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng sau khi làm thủ thuật vá máu tự thân

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin, kiến thức về chẩn đoán cũng như điều trị tình trạng đau đầu sau thủng màng cứng. Thông thường, tình trạng này có thể tự hồi phục và trong giai đoạn này có một số biện pháp bổ trợ có thể giảm cơn đau đầu cho người bệnh. Nếu như cơn đau không bớt gây khó chịu hoặc kéo dài thời gian hơn thông thường, nên gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn điều trị.

Xem thêm:

Bật mí cách giảm nguy cơ đau đầu sau chọc dò tủy sống

Nguyên nhân và cách khắc phục khi ở cữ bị đau đầu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *