Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Chàm tổ đỉa là một loại bệnh da liễu thường gặp khi thời tiết ấm áp hoặc trong điều kiện môi trường ô nhiễm. Chàm tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó đem đến cảm giác khó chịu cho người bệnh, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt, người bị chàm tổ đỉa lòng bàn chân gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi lại, di chuyển.

Bạn đang đọc: Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không? 1 Chàm tổ đỉa lòng bàn chân xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, với những người trong độ tuổi từ 20 – 40 thì hay gặp bệnh này hơn, cùng với các giai đoạn khác nhau như cấp tính, mãn tính hay tái phát. Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu xem bị tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không và cách điều trị căn bệnh này nhé!

Chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa hay còn gọi ngắn gọn là tổ đỉa, có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema. Đây là một loại bệnh thuộc viêm da cơ địa đặc biệt với biểu hiện là các mụn nước mọc thành từng đám xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và các kẽ ngón. Các nốt mụn này thường chứa dịch bên trong, dễ bị vỡ khi tác động mạnh. Chúng có khả năng lây lan sang vùng da xung quanh, phát triển về kích thước, gây đau và ngứa. Dựa vào mức độ tổn thương gây ra mà bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể khác nhau:

  • Thể giản đơn: Đây là thể bệnh phổ biến nhất, gây ra các tổn thương trên da ở mức độ vừa và nhẹ.
  • Thể nhiễm khuẩn: Đây là thể bệnh xuất hiện trong trường hợp vệ sinh kém hoặc do gãi, cào làm vỡ mụn nước. Các triệu chứng tương tự thể giản đơn, tuy nhiên lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào da gây nhiễm khuẩn và xuất hiện mụn mủ với quầng viêm đỏ xung quanh.
  • Thể bọng nước: Thể bệnh thường xuất hiện ở vùng da thường xuyên tiếp xúc với hóa chất với sự hình thành nên các bọng nước to trên da, chứa dịch trong suốt.
  • Thể khô: Đây là thể bệnh thường xuất hiện ở người bị tổ đỉa nhiều năm, vùng da tổn thương sẽ không xuất hiện mụn nước mà có dấu hiệu đỏ rát, khô, tróc vảy.

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không? 2 Chàm tổ đỉa có nhiều thể gây bệnh khác nhau

Tổ đỉa là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nhưng chúng có thể lan rộng sang các vùng da lành khác trên cơ thể. Thông thường, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa trên da có thể tự khỏi chỉ sau 3 – 4 tuần nếu người bệnh có các biện pháp chăm sóc và can thiệp đúng cách.

Triệu chứng của chàm tổ đỉa

  • Xuất hiện mụn nước: Mụn nước có kích thước nhỏ, thường có đường kính 3mm hoặc nhỏ hơn. Chúng có thể mọc rải rác hoặc thành từng đám, tập trung ở lòng bàn chân và các kẽ ngón. Bên trong thường chứa dịch trong suốt.
  • Ngứa rát: Vùng da xuất hiện mụn nước có thể gây ngứa rát hoặc không có biểu hiện gì. Tình trạng ngứa rát sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các chất hóa học như xà phòng, chất kích thích…
  • Nhiễm trùng: Việc cào gãi trên da có thể làm cho các mụn nước vỡ ra hình thành các vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Khi đó việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đồng lại có thể để lại nhiều biến chứng.
  • Hình thành vảy da chết: Mụn nước sau khi vỡ ra gây chảy dịch, xẹp vùng viêm, khô lại là hình thành vảy. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: Ở những trường hợp bệnh tổ đỉa chuyển biến nặng, gây ra biến chứng viêm hạch bạch huyết có thể dẫn đến hiện tượng móng khác thường. Hạch bạch huyết càng sưng to thì tình trạng biến dạng móng sẽ càng nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu phổi có vấn đề bạn không nên bỏ qua

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không? 3 Vảy da chết hình thành sau khi mụn nước vỡ gây mất thẩm mỹ

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa

  • Yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình của bạn có thành viên bị viêm da cơ địa hoặc các bệnh da liễu tương tự thì khả năng bạn bị mắc tổ đỉa sẽ cao hơn.
  • Dị ứng: Làn da nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng bởi các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa…gây ra bệnh chàm tổ đỉa. Ngoài ra, ăn các đồ ăn lạ như hải sản cũng có thể dẫn đến dị ứng.
  • Nhiễm khuẩn: Sống trong môi trường và nguồn nước ô nhiễm sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn nấm tích tụ trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh và gây ra các bệnh về da liễu.
  • Sức đề kháng suy yếu: Những người mắc các bệnh lý mãn tính khiến hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ ít có khả năng chống chọi với bệnh tật, các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Một số bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch thường gặp là đái tháo đường, hội chứng thận hư, HIV…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc quá lạm dụng vào các loại thuốc điều trị bệnh hoặc mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng, từ đó các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong và gây bệnh.
  • Căng thẳng, stress: Nếu bạn bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập qua da và gây bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh cũng có thể bùng phát do một số yếu tố khác như nhiễm nấm, rối loạn thần kinh giao cảm, tiếp xúc với kim loại như Coban, Niken, bị chàm cơ địa…

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không? 4 Stress là một nguyên nhân tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại da xâm nhập

Phương pháp phòng và điều trị tổ đỉa lòng bàn chân

Phòng tránh bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa không phải căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta, nhưng chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như làm mất thẩm mỹ khiến tinh thần người bệnh không được thoải mái. Chính vì vậy, Kenshin xin giới thiệu đến bạn đọc một số biện pháp phòng tránh bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân như sau:

  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa. Cần sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ…
  • Nếu phải làm việc trong môi trường hoặc nguồn nước ô nhiễm thì phải vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm có thể gây kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Chàm tổ đỉa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Móng tay bị sần gợn sóng “cảnh báo” căn bệnh gì?

Đeo găng tay và mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất

Phương pháp điều trị tổ đỉa lòng bàn chân

Hiện nay , có nhiều phương pháp trị liệu căn bệnh tổ đỉa này. Tùy theo cơ địa bệnh nhân và mức độ của bệnh mà có những hướng điều trị khác nhau. Với những trường hợp nhẹ và trung bình, bạn cần phải:

  • Ngâm chân vào dung dịch nước muối sinh lí hoặc dung dịch thuốc tím.
  • Sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Với các mụn bọng nước có thể chích hết dịch rồi bôi thuốc chống nhiễm khuẩn. Lưu ý kỹ thuật chích mụn phải được thực hiện bởi nhân viên y tế, tránh tự điều trị tại nhà khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, phương pháp chiếu tia tử ngoại được áp dụng để diệt khuẩn và loại bỏ vùng da bị bệnh.

Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn: Đối với những bệnh nhân xuất hiện mụn mủ, nhiễm khuẩn thì phải sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn kết hợp với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý khi điều trị chàm tổ đỉa lòng bàn chân

Khi điều trị bệnh này, bạn cần lưu ý một số điều để chất lượng điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Không tự ý ngâm chân vào dung dịch muối tự pha hoặc nước lá: Dung dịch muối sát khuẩn tốt nhất là ở nồng độ 0,9%. Ở các nồng độ khác, tính sát khuẩn sẽ giảm đi hoặc thậm chí có thể làm tổn thương mụn nước. Tương tự, ngâm chân vào nước lá mà không có chỉ định của bác sĩ cũng có thể làm cho bệnh diễn tiến nặng thêm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất.
  • Trong quá trình da bị khô, nứt nẻ, bong tróc có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm như Vaseline, Lubriderm hoặc Eucerin…

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh chàm tổ đỉa lòng bàn chân cũng như các phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh. Hãy theo dõi Kenshin để cập nhật thêm những kiến thức y học cùng những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *