Chậm kinh bao lâu thì có thai là câu hỏi của nhiều chị em đang bị trễ kinh khi đang trong giai đoạn nhạy cảm sau quan hệ. Bài viết này đề cập đến chu kỳ kinh nguyệt, các vấn đề xoay quanh giữa kỳ kinh nguyệt và câu chuyện thai nghén của chị em phụ nữ, mời các bạn cùng đón đọc nhé!
Bạn đang đọc: Chậm kinh bao lâu thì có thai? Một số dấu hiệu có thai cần lưu ý
Kỳ kinh nguyệt là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường mà chị em phụ nữ phải trải qua. Chu kỳ kinh nguyệt có nhiều ý nghĩa liên quan đến vấn đề sức khỏe và những thay đổi trên cơ thể của chính người phụ nữ. Vậy kinh nguyệt là gì? Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Contents
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là thuật ngữ dùng chỉ sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung hàng tháng ở người phụ nữ. Đến những ngày kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một chất dịch nhầy bao gồm máu và mô niêm mạc tử cung. Những chất này xuất phát từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và cuối cùng là ra ngoài qua đường âm đạo.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là cụm từ để diễn tả chuỗi thay đổi mỗi tháng mà cơ thể phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Một chu kỳ kinh nguyệt nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh tiếp theo. Mỗi người phụ nữ có thể có vòng lặp chu kỳ khác nhau nhưng quá trình thì giống nhau.
Có 3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt mà chị em phải trải qua đó là:
- Giai đoạn tăng sinh.
- Giai đoạn chế tiết.
- Giai đoạn hành kinh.
Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt?
Tại sao các chị em phụ nữ lo lắng và vấn đề chậm kinh bao lâu thì có thai. Bởi vì trong suốt chu kỳ mang thai, người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Vậy tại sao có thai lại không có kinh nguyệt? Theo các bác sĩ, chu kỳ kinh nguyệt duy trì hoạt động do sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ và nó có mối quan hệ mật thiết với chu kỳ của buồng trứng. Ở những giai đoạn thích hợp, các hormone được tiết ra có tác dụng giúp phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung.
Việc mang thai sẽ xảy ra khi trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng và gặp tinh trùng. Lớp niêm mạc tử cung sẽ phát triển và tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ. Còn nếu ngược lại, trứng không gặp được tinh trùng thì quá trình thụ thai sẽ không xảy ra. Lớp niêm mạc tử cung sẽ không thể tiếp tục phát triển mà thay vào đó là nó bị bong ra và hình thành kinh nguyệt.
Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Bởi vì khi có thai sẽ không có kinh nguyệt nên việc chậm kinh nguyệt khiến nhiều lo lắng, liệu có phải bản thân đã mang thai? Vậy chậm kinh bao lâu thì có thai?
Không thể xác định cụ thể về thời gian cho câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai do chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể ước lượng rằng nếu bạn trễ kinh nguyệt từ 5 đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ thì có khả năng là bạn đã mang thai.
Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là dấu hiệu chắc chắn cho việc có thai. Bởi nhiều chị em có chu kỳ kinh không đồng đều hoặc mắc phải một số bệnh phụ khoa thì việc trễ kinh là điều thường xuyên diễn ra.
Để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng biện pháp đơn giản và phổ biến đó là dùng que thử thai. Tuy vậy, vẫn có trường hợp que thử thai không cho kết quả chính xác 100%. Do đó, nếu được, bạn nên đi xét nghiệm ở cơ sở y tế uy tín để biết chính xác kết quả và có sự chuẩn bị thật tốt cho cả mẹ và bé nếu may mắn đậu thai.
Một số tín hiệu báo tin có thai
Bởi chậm kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy người phụ nữ có khả năng đã mang thai nên câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai mới được nhiều chị em quan tâm đến vậy. Nhưng ngoài tín hiệu này, bạn có thể cân nhắc thêm một số tín hiệu phổ biến dưới đây để chắc chắn hơn về kết quả nhé!
Buồn nôn
Từ xa xưa, ông bà ta đã biết đến một trong số những dấu hiệu cho thấy gia đình có tin vui là khi người phụ nữ gặp phải tình trạng buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén. Theo các khảo sát, có khoảng 80% phụ nữ có thai đều cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng trong thời gian đầu của thai kỳ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này được các bác sĩ giải thích là do sự gia tăng của hai loại hormone progesterone và estrogen trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai.
Tìm hiểu thêm: Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết
Nhạy cảm với mùi và vị
Thêm một dấu hiệu phổ biến thường gặp cho thấy bạn đã mang thai là sự nhạy cảm hơn rất nhiều với mùi và vị so với lúc bình thường. Các mùi hương như thuốc lá, mùi cá, thịt, nước hoa,… có thể khiến chị em cảm thấy buồn nôn, nhức đầu khi mang thai. Tình trạng này sẽ nặng ở những tháng đầu của thai kỳ, sau 3 tháng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Nhức bầu ngực
Triệu chứng này xảy ra với gần như là hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai. Bởi sau khi thụ thai, lượng máu di chuyển đến bầu ngực tăng lên do các hormone trong cơ thể thay đổi, điều này khiến ngực bị đau nhức thậm chí là sưng lên. Để dễ chịu hơn, các mẹ nên chọn loại áo ngực có chất liệu mềm mại dễ chịu kết hợp với massage nhẹ nhàng để dễ chịu hơn nhé.
Xuất hiện máu báo thai
Sau khi thụ thai khoảng 7 đến 10 ngày, một số chị em sẽ bị ra máu ở âm đạo kèm theo cơn đau quặn nhẹ ở bụng dưới. Điều này được giải thích là do niêm mạc tử cung bị tác động dẫn đến tổn thương, bong tróc, từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu hay còn gọi là xuất hiện máu báo thai. Thông thường quá trình này sẽ diễn ra từ 1 đến 2 ngày, máu ra có màu đỏ tươi, hồng nhạt hoặc màu nâu và không có dịch nhầy đi cùng như máu ở kỳ kinh nguyệt.
Thèm ăn
Khi có thai, cơ thể người mẹ xuất hiện thêm một sinh mạng thứ 2 ngoài bản thân đó là em bé trong bụng. Điều cần thiết lúc này là phải cung cấp chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đầy đủ cho mẹ để nuôi bé. Chính vì vậy, ở thời điểm có thai, nhiều mẹ cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường là vấn đề rất bình thường.
Thay đổi về thời gian ngủ
Một số thai phụ gặp tình trạng buồn ngủ nhiều hơn, có thể ngủ được hàng giờ. Nhưng số khác lại gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ khi mang thai.
>>>>>Xem thêm: Dẫn lưu là gì? Cách chăm sóc cho người bệnh sử dụng ống dẫn lưu
Mệt mỏi
Một dấu hiệu phổ biến không kém những dấu hiệu nêu trên trong những ngày đầu thai kỳ mà các bà mẹ thường mắc phải đó là cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có đủ năng lượng. Các bác sĩ cho biết rằng, trong 12 tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ sẽ bị mất một phần năng lượng để nuôi dưỡng bào thai dẫn đến mẹ dễ bị mệt mỏi. Từ tuần thai thứ 12 trở đi, khi nhau thai đã được hình thành thì điều này sẽ bớt dần đi
Bài viết trên là những chia sẻ về các vấn đề xoay quanh kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt cũng như lời giải đáp cho câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai và các dấu hiệu báo tin có thai mà chị em quan tâm. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với các bạn!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể