Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị khiếm thính được sử dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay. Dù hiệu quả điều trị tích cực, tuy nhiên, cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý trước khi cấy ốc tai điện tử
Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị khiếm thính được sử dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, với những ưu nhược điểm của phương pháp này, cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Contents
Cấy ốc tai điện tử là gì?
Theo báo cáo thống kê từ WHO năm 2012, tỷ lệ những người nghe kém chiếm 5% dân số thế giới. Trong đó, có đến 9% là trẻ em. Ở Việt Nam, cứ mỗi 1,2 đến 1,3 triệu trẻ em được sinh ra thì có đến 6000 trường hợp trẻ mắc tật nghe kém hoặc điếc bẩm sinh. Việc kiểm soát và điều trị kịp thời nhằm cải thiện thính lực giúp trẻ có cơ hội phục hồi chức năng nghe và phát triển ngôn ngữ, hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
Một số biện pháp điều trị tình trạng nghe kém, điếc bẩm sinh có thể kể đến như sử dụng máy trợ thính, tập luyện, cấy ốc tai điện tử. Trong đó, cấy ốc tai điện tử là phương pháp hiện đại, hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cấy ốc tai điện tử hay còn gọi là cấy điện cực ốc tai là phương pháp cấy ghép thiết bị điện tử đặt vào ốc tai. Nó giúp điều trị và hỗ trợ phục hồi thính lực cho cả trẻ em và người lớn. Ốc tai điện tử bao gồm một bộ phận xử lý âm thanh nằm sau tai và một bộ phận được cấy bên trong tai. Nó có nhiệm vụ thay thế các tế bào thần kinh đã bị tê liệt trước đó. Các xung động kinh từ ốc cơ điện tự truyền đến não giúp bạn cảm nhận được âm thanh.
Mặc dù cấy ốc tai điện tử không thể thay thế hoàn toàn thính lực của một người bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp cấy ốc tai điện tử có thể nghe hiểu được giọng nói sau một thời gian sử dụng mà không cần đến việc đọc khẩu hình miệng.
Những trường hợp nào cần cấy điện cực ốc tai?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cả người lớn và trẻ em hay những trường hợp người lớn tuổi đều có thể thực hiện phương pháp cấy ghép điện cực ốc tai. Tuy nhiên, với trẻ em, nếu được thực hiện phương pháp này càng sớm càng tốt có thể giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với âm thanh sớm hơn, thuận tiện cho việc phát triển ngôn ngữ và hòa nhập cuộc sống xung quanh.
Các trường hợp đủ điều kiện được chỉ định cấy điện cực ốc tai như:
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
- Người bệnh suy giảm thính lực hoặc điếc sâu (>90dB) ở cả hai tai, trước hoặc sau khi biết ngôn ngữ.
- Trường hợp những người đã sử dụng máy trợ thính nhưng không đem lại hiệu quả cao.
- Người não không bị tổn thương, dây thần kinh số 8 hoạt động bình thường.
- Người có cấu trúc tai bình thường, không có dị dạng hoặc vôi hóa tai.
Một số trường hợp chống chỉ định cấy ốc tai điện tử như:
- Những người mắc chứng viêm tai giữa đang tiến triển hoặc trở nên trầm trọng.
- Những người có thể trạng chậm phát triển về tâm thần.
- Những người có bệnh lý nền nặng liên quan đến tim mạch, thiếu máu, bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến quá trình làm phẫu thuật.
Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không?
Cấy ốc tai điện tử là một trong những phương pháp giúp điều trị và phục hồi thính lực tương đối an toàn, hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý hoặc sức khỏe của người bệnh, đáp án cho vấn đề cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không sẽ khác nhau.
Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp trong và sau quá trình phẫu thuật như:
- Chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ.
- Xuất hiện cảm giác ù tai, mất thăng bằng.
- Dây thần kinh số 7 không hoạt động với các biểu hiện như: Liệt mặt, méo miệng, phát âm ngọng.
- Nhiễm trùng huyết.
- Một số trường hợp nguy hiểm hơn có thể gặp tình trạng viêm não, viêm màng não.
Dù một số biến chứng có thể hoặc không xảy ra đối với người bệnh. Trước khi quyết định cấy điện cực ốc tai, bạn cần nắm rõ và cân nhắc những ưu nhược điểm của nó trước khi thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Kinh nguyệt màu đen có thai không?
Ưu và nhược điểm của cấy ốc tai điện tử
Ưu điểm:
- Cải thiện thính lực hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị khác.
- Hỗ trợ người bệnh có thể nghe được âm thanh chân thực, đa dạng. Hiểu được lời nói mà không cần ngôn ngữ hình thể.
- Thời gian sử dụng có thể lên đến 80 năm.
- Điện cực trong tai được gắn trọn đời, có khả năng chống nước tốt, tháo lắp đễ dàng.
Nhược điểm:
- Chi phí cấy ốc tai điện cực ở Việt Nam khá cao. Khoảng 400 – 600 triệu đồng/tai. Phương pháp này không thuộc danh mục chi trả bảo hiểm y tế. Vì vậy, vấn đề tài chính là vấn đề lớn nhất khiến bệnh nhân không tiếp cận được phương pháp điều trị.
- Dù chống nước nhưng người bệnh nên tháo bộ phận bên ngoài của thiết bị khi tắm và bơi lội. Đây là vấn đề bất tiện trong quá trình sử dụng ốc tai điện tử.
- Thiết bị điện cực ốc tai cần được sạc pin trước khi sử dụng.
- Ốc tai điện tử có thể bị hỏng do tác động mạnh hoặc va đập do tai nạn.
- Thời gian phục hồi và liệu trình huấn luyện ngôn ngữ kéo dài. Đòi hỏi các bậc phụ huynh cần đồng hành cùng con trong suốt thời gian dài.
- Một số trường hợp chỉ cải thiện được một phần thính lực do cơ địa.
Những điều cần lưu ý trước khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử
Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không không hẳn là nỗi lo lớn nhất của các bệnh nhân gặp vấn đề về thính lực. Trước khi tiến hành cấy ốc tai điện cực, bác sĩ chuyên môn sẽ cung cấp và giải thích cho bạn những thông tin quan trong và sau khi phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật cấy điện cực ốc tai thường được tiến hành như sau:
- Bệnh nhân được tiến hành gây mê toàn thân.
- Bác sĩ phẫu thuật tiến hành rạch một đường sau tai. Tạo một vết lõm trong xương chũm.
- Điện cực được chèn vào ốc tai qua lỗ nhỏ được tạo ở ốc tai.
- Bác sĩ tiến hành chèn bộ phận thu nhận bên trong vào phía sau tai. Nó sẽ được gắn chặt vào phía sau đầu bệnh nhân.
- Vết mổ được xử lý và khâu kín lại.
Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân được chuyển đến phòng hậu phẫu. Bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ theo dõi và thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Sau 7 ngày, bệnh nhân cần tái khám để kiểm tra vết mổ. Nếu vết mổ nhanh phục hồi, thiết bị điện cực ốc tai sẽ được kích hoạt.
Một tháng sau khi phẫu thuật, bộ phận bên ngoài của ốc tai điện tử sẽ được gắn thêm ở bên ngoài. Các bộ phận cũng sẽ được kích hoạt và hoạt động ngay lúc đó. Bệnh nhân cần thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm tra tình hình hoạt động của ốc tai. Đồng thời, bệnh nhân cần tham gia trị liệu phục phồi thính lực nhằm cải thiện chức năng nghe và nói.
>>>>>Xem thêm: Đường làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer: Bạn có biết?
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn giải đáp được nỗi lo “Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không?”. Nếu bạn đang có ý định cấy ốc tai điện tử, hãy đến ngay cơ cở y tế để được thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể