Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý đáng báo động bởi độ tuổi và tỷ lệ mắc bệnh đang ngày một gia tăng. Tuy không gây nhiều nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng biến chứng thoái hóa khớp gối cũng có thể để lại nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Bạn đang đọc: Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe

Biến chứng thoái hóa khớp gối là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi bệnh diễn biến nhanh chóng, dễ để lại biến chứng nếu không chữa trị đúng cách và đúng lúc. Trong bài viết hôm nay, Kenshin mời bạn cùng đi tìm hiểu những nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối.

Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu biến chứng thoái hóa khớp gối bạn cũng cần nắm rõ thông tin về bệnh này. Thực tế, thoái hóa khớp gối còn được gọi là thoái hóa sụn khớp gối, là bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi nhưng đến nay, độ tuổi mắc bệnh đang ngày một trẻ hóa, thanh niên, người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe 1

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh thường xuyên đau nhức đầu gối

Vậy thoái hóa khớp gối là bệnh gì? Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khiến cho lớp đệm giữa các khớp ở đầu gối bị mài mòn và tổn thương, từ đó không còn chức năng liên kết các khớp xương ở đây nữa, xương các khớp ma sát, cọ xát vào nhau tạo nên các cơn đau nhức rất khó chịu, kèm theo đó là tình trạng khớp gối sưng tấy, co cứng và khó khăn mỗi khi vận động.

Lâu dần, các khớp xương ma sát quá nhiều sẽ tạo nên các gai ở khớp gối làm cơn đau nhức thêm nặng hơn. Những gai này thậm chí có thể tổn thương khớp và làm rách, sưng đau mô mềm xung quanh. Bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng thoái hóa khớp gối.

Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa khớp gối?

Biến chứng thoái hóa khớp gối có thể đến từ chính nguyên nhân gây bệnh, đây là ý kiến của nhiều chuyên gia y tế khi bàn đến vấn đề nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối. Theo đó, các chuyên gia cũng cho biết, nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có rất nhiều nhưng thường thấy nhất là:

Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối cũng cao hơn các trường hợp khác.

Cân nặng: Như bạn đã biết, khớp gối là khớp chịu áp lực cân nặng nhiều nhất trên cơ thể nên những người béo phì, thừa cân,… khiến khớp chịu áp lực lớn và nguy cơ thoái hóa khớp gối cũng cao hơn.

Giới tính: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới trên 55 tuổi là đối tượng bị thoái hóa khớp gối cao nhất, cao hơn cả nam giới cùng độ tuổi.

Chế độ vận động: Khảo sát cho thấy các vận động viên hoặc người có chế độ vận động nhiều, thường xuyên có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn so với người sinh hoạt, vận động điều độ. Một số chấn thương trong lúc tập luyện cũng khiến khả năng thoái hóa khớp gối tăng lên.

Bệnh xương khớp: Người bị viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ bị thoái hóa khớp gối cao hơn người khỏe mạnh và một số bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, dư thừa sắt, hormone tăng trưởng dư thừa,… cũng có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn.

Biến chứng thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Theo ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn, bệnh thoái hóa khớp gối khi không được chữa trị đúng lúc và đúng phương pháp, nguy cơ dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp gối là rất cao. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp nhất ở người lớn tuổi và đây cũng là độ tuổi sức khỏe xương khớp suy giảm, dễ bị bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là cơ xương khớp.

Dưới đây là một số biến chứng thoái hóa khớp gối phổ biến.

Mất xương: Trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng, nguy cơ biến chứng thoái hóa khớp gối mất xương là khá cao. Lớp sụn lót ở khớp gối bị mài mòn và từ từ mất đi, không có khả năng tái tạo dẫn đến mất sụn và sau đó là mất xương. Khi này, những tế bào xương cũng bị tổn thương và cần thực hiện phẫu thuật để khắc phục.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi niềng răng mắc cài tự buộc

Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe 2
Biến chứng thoái hóa khớp gối gồm mất xương, bệnh gout, chấn thương,…

Nguy cơ chấn thương cao hơn: Theo một số nghiên cứu uy tín cho thấy, tỷ lệ chấn thương vùng đầu gối thường cao hơn ở người bị thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp gối này là do khi mắc bệnh, khớp gối co cứng và đau nhức mỗi khi đi lại, vận động nên khả năng giữ thăng bằng của người bệnh cũng giảm, dễ bị té ngã và chấn thương.

Mất ổn định khớp: Một trong những biến chứng thoái hóa khớp gối thường gặp là mất ổn định khớp do việc thoái hóa sụn khớp gối làm cho dây gân dây chằng quanh gối bị đứt.

Bệnh lý: Bệnh thoái hóa khớp gối không điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nghiêm trọng hơn, điển hình như tăng cân do ít vận động, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp,… cũng có nguy cơ tăng cao.

Bệnh gout: Nồng độ axit uric trong máu của bệnh nhân thoái hóa khớp gối cao hơn người khỏe mạnh nên nguy cơ bị bệnh gout cũng tăng cao. Tuy đây là biến chứng thoái hóa khớp gối ít gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu không chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Sau khi tìm hiểu biến chứng thoái hóa khớp gối bạn cũng cần biết có những cách nào để chữa bệnh thoái hóa khớp gối, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Đối với từng phân độ thoái hóa khớp gối có những cách chữa khác nhau như:

  • Giảm cân: Kiểm soát cân nặng ở mức an toàn và ổn định, ngừa nguy cơ béo phì chính là cách giảm áp lực lên khớp gối, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Thuốc giảm đau: Giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 2 bệnh nhân thường được kê đơn thuốc giảm đau để hỗ trợ vận động, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp chữa thoái hóa khớp gối này sẽ giúp phần khớp gối được vận động hiệu quả hơn, từ đó giảm nguy cơ đau nhức cũng như tăng linh hoạt mỗi khi vận động.
  • Phẫu thuật: Trường hợp thoái hóa khớp gối nặng có thể cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh tích cực, tránh mọi nguy cơ biến chứng thoái hóa khớp gối nguy hiểm.

Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe 3

>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn Proteus là gì? Phòng bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Proteus

Vật lý trị liệu hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã phần nào giúp bạn biết được biến chứng thoái hóa khớp gối và cách chữa bệnh hiệu quả. Khi nhận thấy các cơn đau khớp gối thường xuyên và dai dẳng, bạn nên đến bệnh viện sớm để khám chữa bệnh kịp thời.

Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *