Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe phụ khoa, trong đó nhiễm nấm âm đạo là một vấn đề phổ biến. Candisafe là một trong những sản phẩm được biết đến là giải pháp để điều trị cho bệnh lý này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Bạn đang đọc: Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Candisafe có dùng được cho bà bầu không?” thì bài viết dưới đây sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Tổng quan về viêm âm đạo

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo. Nguyên nhân thường là do tác nhân như nấm men và vi khuẩn, gây nên sự mất cân bằng môi trường trong âm đạo.

candisafe-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 1

Viêm âm đạo là gì?

Triệu chứng của viêm âm đạo

Khi bị viêm âm đạo, các triệu chứng phổ biến là:

  • Tình trạng ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ.
  • Âm hộ bị đỏ và sưng tấy.

Trong một số trường hợp, viêm âm đạo có thể trở nên nghiêm trọng, do đó, bạn nên đến thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

  • Dịch tiết âm đạo của bạn thay đổi màu sắc hoặc có mùi bất thường.
  • Cảm thấy ngứa, rát, sưng tấy hoặc đau nhức xung quanh hoặc bên ngoài âm đạo, kèm tiểu gắt buốt.

candisafe-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 2

Ngứa và kích ứng tại âm đạo là một trong những triệu chứng phổ biến

Tổng quan về sản phẩm Candisafe

Viên nang mềm Candisafe là thuốc đặt âm đạo thuộc nhóm kháng sinh, kháng nấm với hoạt chất chính là Clindamycin phosphate và Clotrimazole được sản xuất bởi công ty Gelnova Laboratories (I) Pvt., Ltd (Ấn Độ).

Tổng quan về Clindamycin và Clotrimazole

Clindamycin là một loại kháng sinh nhóm lincosamide bán tổng hợp, có phổ hoạt động tương đối hẹp bao gồm vi khuẩn kỵ khí, cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn kỵ khí, liên cầu, tụ cầu và phế cầu khuẩn gây ra.

Clotrimazole là thuốc kháng nấm có hoạt tính chống nấm thuộc nhóm imidazole của thuốc chống nấm azole, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng da liễu và bệnh nấm candida.

Tìm hiểu thêm: Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không?

candisafe-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 3
Thuốc Candisafe là gì?

Cơ chế hoạt động

Clindamycin ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách liên kết với ARN 23S của tiểu đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn, dẫn đến sự cản trở cả quá trình lắp ráp ribosome và quá trình dịch mã. Cơ chế phân tử của hiện tượng này được cho là do cấu trúc ba chiều của Clindamycin, gần giống với đầu 3′ của L-Pro-Met-tRNA và deacyl-tRNA trong chu kỳ kéo dài peptit – hoạt động như một cấu trúc tương tự của các phân tử tRNA này, do đó, Clindamycin làm suy yếu sự khởi đầu chuỗi peptide và có thể kích thích sự phân ly peptidyl-tRNA từ ribosome của vi khuẩn.

Clotrimazole ức chế sinh tổng hợp ergosterol (một thành phần thiết yếu của màng tế bào nấm) dẫn đến sự phá hủy hàng rào thấm của màng tế bào nấm, từ đó, tế bào sẽ không thể tạo ra màng tế bào nguyên vẹn và ngưng hoạt động.

Chỉ định

Sản phẩm Candisafe được chỉ định chủ yếu trong các trường điều trị viêm âm đạo gây nên bởi các vi khuẩn nhạy cảm như Gardnerella vaginalis, Candida albicans, Mycoplasma sp và Mobilicus.

Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình sử dụng sản phẩm, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn của thuốc như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết, kích ứng và khô da.

candisafe-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 4

Trong quá trình sử dụng có thể gặp tình trạng buồn nôn

Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Các bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng Candisafe trên phụ nữ có thai

Đối với hoạt chất Clindamycin:

  • Hiện nay, kết quả từ các nghiên cứu trên động vật đã không tiết lộ bằng chứng về khả năng gây quái thai. Trong các thử nghiệm lâm sàng khi sử dụng Clindamycin toàn thân trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của phụ nữ mang thai đã cho thấy thuốc không liên quan đến việc tăng tần suất các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu được kiểm soát ở phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, kết quả của một nghiên cứu cho thấy rằng việc điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và hệ vi khuẩn âm đạo bất thường ở tam cá nguyệt thứ hai bằng Clindamycin đường uống có thể làm giảm tỷ lệ sinh non và sẩy thai muộn.
  • Theo Cục quản lý sản phẩm trị liệu Úc, Clindamycin được phân loại là thuốc thai kỳ loại A: Các loại thuốc đã được sử dụng bởi một số lượng lớn phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không thấy có bất kỳ sự gia tăng nào được chứng minh về tần suất dị tật hoặc các tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đối với thai nhi.
  • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Clindamycin được phân loại là thuốc thai kỳ loại B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi, chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai.

candisafe-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 5

>>>>>Xem thêm: Thụ tinh nhân tạo giá bao nhiêu?

Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Đối với hoạt chất Clotrimazole:

  • Về nguy cơ dị tật bẩm sinh: Thuốc đặt âm đạo được hấp thu vào cơ thể với lượng thấp hơn so với thuốc uống (thuốc viên). Điều này có nghĩa là ít thuốc đến được với em bé đang phát triển hơn. Vì Clotrimazole đặt âm đạo không được hấp thu hoàn toàn nên không phải là mối lo ngại cho thai kỳ. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Clotrimazole ở liều thấp (
  • Về nguy cơ sinh non và ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi: Các nghiên cứu chưa được thực hiện để xem liệu Clotrimazole có làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến mang thai như sinh non (sinh trước tuần thứ 37) hoặc nhẹ cân (cân nặng dưới 2,5 kg khi sinh).
  • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc đặt âm đạo Clotrimazole đã được xếp vào loại B dành cho phụ nữ mang thai. Các bằng chứng cho thấy sự hấp thu toàn thân của thuốc là tối thiểu sau khi dùng tại chỗ.
  • Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật khi được bơm âm đạo liều cao không cho thấy các bằng chứng gây quái thai.
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, việc điều trị bằng clotrimazole đối với bệnh nấm candida âm đạo không liên quan đến các bất lợi cho thai nhi. Việc sử dụng Clotrimazole chưa được nghiên cứu kỹ trong ba tháng đầu. Do đó, Clotrimazole chỉ nên được sử dụng trong ba tháng đầu khi sự cần thiết được xác định rõ ràng.

Candisafe có dùng được cho bà bầu không?

Dựa vào các bằng chứng về mức độ an toàn của các hoạt chất có trong Candisafe ở phụ nữ có thai, câu trả lời cho câu hỏi “Candisafe có dùng được cho bà bầu không?” là nên thận trọng khi sử dụng Candisafe cho phụ nữ có thai, đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ vì chưa có đủ bằng chứng khoa học để kết luận về mức độ an toàn trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, trong mọi trường hợp, chỉ nên sử dụng Candisafe trong thời kỳ mang thai khi được chỉ định bởi các chuyên gia y tế và khi lợi ích lớn hơn các nguy cơ tiềm ẩn để giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về câu hỏi “Candisafe có dùng được cho bà bầu không?”. Qua bài viết, việc sử dụng Candisafe cho phụ nữ mang thai đòi hỏi sự cân nhắc và thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị. Mặc dù, có những thông tin cho rằng Candisafe có thể an toàn khi sử dụng ngoài thai kỳ, tuy nhiên hiệu quả, mức độ an toàn của Candisafe trong thai kỳ vẫn cần được nghiên cứu và đánh giá cẩn thận. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi, hãy luôn tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn y tế chuyên môn trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khi mang thai.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *