Mưa lũ kéo dài và ngập lụt liên tục khiến cho sức khỏe con người suy yếu, suy giảm sức đề kháng từ đó dễ gặp những bệnh thường gặp vào mùa mưa như các bệnh đường hô hấp, cảm cúm, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết…
Bạn đang đọc: Cẩn thận với một số bệnh thường mắc sau khi lũ lụt
Mùa mưa lũ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi tạo ra nhiều dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu về những bệnh thường mắc sau khi lũ lụt để có cách phòng tránh phù hợp.
Một số bệnh thường mắc sau khi lũ lụt
Contents
Sốt xuất huyết
Thời tiết ẩm ướt và mưa kéo dài, cộng thêm mực nước dâng cao khi lũ về tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và bùng phát dịch sốt xuất huyết. Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thường sinh sống và đẻ trứng ở những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Vì thế trong mùa mưa lũ này chúng ta nên cẩn thận không nên cho muỗi đốt, vì căn bệnh này lây lan khá nhanh từ người bệnh nhiễm vi rút sang người lành qua vết đốt. Trẻ em và phụ nữ mang thai là 2 đối tượng có nguy cơ hàng đầu, bệnh gây ra nhiều biến chứng và hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị.
Những biểu hiện sớm của người bệnh sốt xuất huyết như sốt cao từ 39-40 độ, đau nhức đầu dữ dội, đau các khớp cơ, buồn nôn, người mệt mỏi, chán ăn và bắt đầu phát ban. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì chúng ta có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, lau mát khi sốt cao và mặc quần áo dài tay, tránh bị muỗi đốt sau đó lây truyền sang người khác. Với các biến chứng nặng hơn thì cần đưa đến bác sĩ để được chữa trị.
Bệnh dịch tả
Tìm hiểu thêm: Những loại thuốc chống say xe an toàn và hiệu quả mà bạn nên biết
Sự thiếu nước sạch trong mùa mưa lũ làm bệnh tả bùng phátDịch tả là bệnh thường hay xảy ra sau khi bị lũ lụt, lúc này khí hậu ẩm ướt, những chỗ nước ngập có công tác vệ sinh kém. Sự thiếu nước sạch trong mùa mưa lũ khiến người dân không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không thể ăn chín, uống chín, và đôi khi phải sử dụng nước mưa để uống hoặc nấu ăn.
Việc này là nguyên nhân hàng đầu khiến cho những vi khuẩn tả Vibrio cholerae xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đường tiêu hóa. Biểu hiện của bệnh tả là tình trạng nôn và tiêu chảy với số lượng lớn khiến người bệnh bị mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Bệnh tả phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh, với trẻ em có đường tiêu hóa kém dễ bị mắc bệnh.
Những bệnh về đường hô hấp
Một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ có thể kể đến như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm xoang… Thời tiết mưa không ngừng khiến cho vi khuẩn dễ sinh sôi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống. Điều kiện sống không được đảm bảo cũng khiến cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc những bệnh cảm mạo, cảm cúm.
Bệnh dễ gây thành dịch lớn virus cúm lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, với những triệu chứng thường gặp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng. Đây là một bệnh thường gặp, dễ chữa trị nhưng vào mưa lũ điều kiện sinh hoạt khó khăn, một số hộ dân còn bị cô lập, nhiễm nước thời gian dài, thời tiết về đêm lạnh lẽo khi mưa không ngớt cũng làm phổi rất dễ bị ảnh hưởng gây viêm phổi vô cùng nguy hiểm.
Những bệnh về da
>>>>>Xem thêm: Ung thư di căn não: Những điều bạn cần biết
Lội nước ngập trong thời gian dài dễ gây nấm chânLũ, triều cường gây ngập nặng nhiều ngày ở khu vực miền trung trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng không khó chứng kiến cảnh nhiều người dân phải lội nước ngập trong nhà, đa số là nước dơ tràn từ đồng ruộng, ao hồ, cống rãnh… vào nhà. Việc ngâm chân lâu ngày trong nước, đặc biệt là những loại nước công có chứa những vi khuẩn nấm ăn chân (staphylococcus, streptococcus…) tấn công vào những kẻ chân, vùng vùng da bị ẩm ướt, trầy xước da và làm bội nhiễm.
Người ta thường gọi đây là bệnh nước ăn chân, gây ngứa da, nổi mề đay ở vùng da cẳng chân, bàn chân, các kẽ ngón và quanh móng tay, móng chân. Dịch tiết từ vết thương có mùi hôi, vùng da nứt nẻ và trắng mủn, những trường hợp nặng có thể bị xuất huyết dưới da hay xuất hiện sẩn phù, ngứa toàn thân vô cùng nguy hiểm.
Bệnh đau mắt đỏ
Vào mùa mưa lũ, khi những cơn mưa liên tục rơi xuống khiến độ ẩm không khí cao, xung quanh ngập lục, con người sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt đỏ bùng phát. Bệnh do những vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra tấn công khi miễn dịch con người bị suy yếu do thời tiết thay đổi, gây ra những triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt, có ghèn dây, mi sưng, tròng mắt đỏ ngầu đau nhức khó chịu.
Bệnh lây lan nhanh và nếu không được chữa trị đúng cách bệnh sẽ kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực về sau này. Vì thế trong thời gian mưa lũ kéo dài mọi người hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt nhất để hạn chế những loại bệnh này.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể