Cần làm gì nếu trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú?

Nôn trớ sau khi bú là một tình trạng sinh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng đôi khi đó cũng là triệu chứng của bệnh lý. Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú khiến các bậc cha mẹ hoang mang. Vậy bạn cần làm gì trong tình huống này và cần làm gì để phòng ngừa tình trạng nôn trớ xảy ra?

Bạn đang đọc: Cần làm gì nếu trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú?

Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và bị đẩy ra ngoài miệng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng bị nôn trớ sau bú. Trong đa số trường hợp, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng không thể loại trừ nguy cơ trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú do nguyên nhân bệnh lý. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ xử lý đúng cách khi trẻ sơ sinh nôn trớ cũng như cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi mới bú xong. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể là:

  • Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Dạ dày trẻ nằm ngang cộng thêm cơ thắt tâm vị còn yếu nên sau khi ăn do dễ bị nôn trớ. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và gặp phải ở hầu hết trẻ sơ sinh.
  • Một số trẻ phàm ăn hoặc bị mẹ ép bú quá nhiều. Khi đó dạ dày bé sẽ no căng làm tăng nguy cơ nôn trớ sau bú.
  • Nhiều trẻ không được cho bú đúng cách. Khi bú, bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày nên dễ gây nôn ói.
  • Trẻ vừa bú no xong cha mẹ đặt trẻ nằm xuống ngay trên một mặt phẳng khiến sữa dễ bị trào từ dạ dày ra ngoài.
  • Đôi khi người chăm sóc quấn tã, băng rốn cho bé quá chặt hoặc mặc bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ khi mới ăn xong.
  • Nếu bữa ăn gần đó mẹ ăn đồ ăn lạ, có mùi đặc trưng, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Nếu bé thấy không hợp mùi vị của sữa bé cũng sẽ buồn nôn và nôn.

tre-so-sinh-non-tro-sau-khi-bu-1.webp

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú trên đây, có một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như:

Một số trẻ sơ sinh từ khi sinh ra đã bị hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành, hẹp phì đại môn vị cũng thường bị nôn trớ sau bú. Trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc ruột, xoắn ruột sẽ đi kèm tình trạng nhiễm trùng toàn thân cùng triệu chứng chướng bụng, bí trung và đại tiện, đi ngoài ra máu, dạ dày tiết dịch màu đen,…

Cần làm gì nếu trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú?

Nếu cha mẹ thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú, hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh việc trẻ bị sặc chất nôn. Khi sữa trẻ trớ ra tràn vào khí quản sẽ đi vào phổi gây ra tình trạng sặc sữa vào phổi rất nguy hiểm. Sặc sữa vào phổi nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi trẻ đã ngừng nôn trớ, mẹ cần làm sạch chất nôn trong họng, miệng và mũi của trẻ theo cách phù hợp nhất. Một số trẻ đã quen và hợp tác với máy hút dịch mũi thì việc vệ sinh mũi sẽ dễ dàng hơn. Trẻ sơ sinh không được uống nước trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng.

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú trong hầu hết trường hợp đều là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại. Nhưng nếu đi kèm các triệu chứng như trẻ quấy khóc do đau bụng, sốt, co giật, chất nôn có máu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Sau khi đã vệ sinh cho bé xong, cha mẹ có thể quan sát, đánh giá chất nôn. Nếu phát hiện nhiều đờm nhầy, màu lạ, mùi lạ hoặc phát hiện có máu lẫn trong chất nôn, cha mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng khác và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Bé 11 tháng cao 70cm có bình thường không? Cách phát triển chiều cao cho bé tốt hơn

tre-so-sinh-non-tro-sau-khi-bu-3.webp
Cha mẹ theo dõi các triệu chứng kèm theo và đưa bé đi khám nếu cần

Làm gì để giảm tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú?

Nếu xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nôn trớ thường xuyên có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng. Để phòng ngừa và giảm số lần trẻ nôn trớ sau bú, mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Giảm lượng sữa bú mỗi lần và tăng cữ bú: Với cách này, trẻ vẫn được cung cấp đủ lượng sữa mà cơ thể cần mỗi ngày. Nhưng mỗi lần trẻ bú không quá no nên sẽ giảm đáng kể nguy cơ nôn trớ.
  • Mẹ cần đảm bảo cho con bú đúng cách, ngậm đúng khớp cắn để trẻ không bị nuốt phải không khí trong quá trình bú. Theo các chuyên gia, trẻ nên bú bên trái trước. Khi dạ dày trẻ nhiều sữa dần, mẹ chuyển cho trẻ bú bên phải, nghiêng bên trái. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng được lưu giữ lại trong dạ dày mà không lo bị trào ngược ra ngoài. Cách cho trẻ bú này căn cứ theo cấu tạo và vị trí giải phẫu của dạ dày.
  • Muốn giảm tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú, mẹ không nên ép trẻ bú khi trẻ đang quấy khóc để phòng ngừa sặc sữa.
  • Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ bế trẻ cao đầu để giữ dạ dày ở tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút đồng thời vỗ lưng để trẻ ợ hơi từ dạ dày ra. Bằng cách này, khi đặt nằm, trẻ sẽ hạn chế được nguy cơ nôn trớ.
  • Khi bé ăn no, mẹ nên nới lỏng tã dán, quần áo để dạ dày không bị chèn ép.
  • Khói thuốc lá từ môi trường xung quanh không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, khiến trẻ bị hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá còn khiến acid dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

tre-so-sinh-non-tro-sau-khi-bu-2.webp

>>>>>Xem thêm: Sau mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi được? Lưu ý giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng

Vỗ lưng giúp bé ợ hơi, giảm nôn trớ

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú nếu không diễn ra thường xuyên, liên tục, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã áp dụng các cách trên hoặc khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ cần nghi ngờ nguyên nhân bệnh lý.

Nếu trẻ nôn trớ sau bú kèm các triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ:

  • Trẻ đang bú khóc thét dữ dội, dỗ không nín.
  • Bụng trẻ căng phồng, nhiều hơi, dùng tay gõ nhẹ nghe thấy âm thanh bộp bộp, chướng bụng.
  • Trẻ ưỡn bụng và khóc, cảm giác như trẻ đang bị đau quặn bụng.
  • Sau khi nôn xong trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ không tỉnh táo.
  • Trẻ có biểu hiện co giật.
  • Trẻ sơ sinh nôn nhiều bị mất nước khiến miệng khô, da nhăn, giảm tính đàn hồi trên da. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách véo nhẹ vào da bụng của trẻ. Nếu da nhăn nheo, chậm trở về trạng thái ban đầu chứng tỏ trẻ đã có biểu hiện mất nước.
  • Chất nôn có dịch nhầy màu lạ, mùi lạ hoặc lẫn máu.

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lồng ruột, tắc ruột ở trẻ. Dù đây không phải tình trạng nguy hiểm nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Việc theo dõi chất nôn, theo dõi số lần nôn và đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường là vô cùng cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *