Cấy ghép implant và niềng răng là những phương pháp thẩm mỹ răng rất phổ biến hiện nay. Vậy cắm implant có niềng răng được không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cắm implant có niềng răng được không? Một số lưu ý khi thực hiện cắm implant
Sức khỏe răng hàm mặt hiện nay được nhiều người quan tâm. Đặc biệt một số người quan niệm sở hữu một hàm răng đều, trắng sẽ thay đổi ngoại hình đáng kể. Cấy ghép implant chính là một trong những phương pháp can thiệp giúp răng thêm hoàn chỉnh. Vậy cắm implant có niềng răng được không?
Contents
Cấy ghép implant và những điều nên biết
Cấy ghép implant chính là phương pháp phục hình thay thế răng đã mất. Đây được cho là giải pháp hiện đại nhất và được nhiều nha khoa uy tín trên toàn quốc ứng dụng. Việc cấy ghép implant sẽ giúp phục hình răng đã mất một cách bền vững, không ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Trước khi quan tâm đến thắc mắc cắm implant có niềng răng được không, ta cùng tìm hiểu về những ưu điểm của phương pháp này:
- Phục hình răng đã mất: Với một số người do tai nạn hay do quá trình vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến bị mất răng, cấy implant sẽ giúp bạn có một chiếc răng thật, độ bền cao và cải thiện chức năng nhai.
- Ngăn chặn tiêu xương, tiêu lợi: Nếu răng bị mất lâu năm thường sẽ rơi vào tình trạng vùng xương hàm tại chân răng tiêu dần. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Các phương pháp phục hình răng truyền thống không khắc phục được tình trạng này nhưng cấy implant thì có. Việc cấy implant thay thế chân răng sẽ ngăn chặn được quá trình tiêu xương.
- Tuổi thọ răng lâu và hỗ trợ nhai tốt: Implant được cấy để liên kết với xương hàm, trở thành trụ để làm răng sứ hoặc cầu nối răng nên có độ bền chắc rất tốt, chức năng nhai như răng thật. Những ai trồng răng implant có cảm giác và khả năng nhai giống như răng thật, chúng cũng bền và sáng lâu dài hơn.
Tóm lại trồng răng implant thực sự là phương pháp thẩm mỹ răng rất tân tiến và an toàn hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cấy ghép implant cũng có những nhược điểm như chi phí thực hiện cao, không được thực hiện với trẻ em dưới 16 tuổi cũng như thời gian cấy ghép implant và theo dõi phục hồi có thể kéo dài khoảng 6 tháng.
Cắm implant có niềng răng được không?
Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Kỹ thuật này sử dụng các khí cụ chỉnh nha như hệ thống mắc cài, khay niềng trong suốt để giúp hàm răng đều và đẹp hơn. Riêng với trồng răng implant, trụ implant được cấy ghép cố định vô xương hàm, chiếc răng này chắc chắn tuy nhiên không có khả năng di chuyển như răng thật.
Vậy cắm implant có niềng răng được không? Phụ thuộc vào vị trí răng implant đã cấy ghép. Về bản chất niềng răng là quá trình tác động đến toàn bộ hàm răng, tác động lực kéo – đẩy và dịch chuyển răng về vị trí đúng. Vậy nên có thể thấy niềng răng sau khi cấy implant tương đối khó khăn tuy nhiên không phải là không thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng niềng răng và vị trí răng implant được trồng để bác sĩ quyết định chỉnh nha cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi thường gặp về hội chứng Peutz-Jegher
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện niềng răng trước sau đó mới cấy ghép implant. Bởi sau khi niềng răng, răng sẽ dịch chuyển đến vị trí lý tưởng, đảm bảo có chỗ trống để cấy ghép răng implant. Với những ai muốn trồng răng implant trước hoặc đã lỡ cấy ghép implant thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để niềng răng sao cho phù hợp nhất.
Những lưu ý khi thực hiện cắm implant
Sau khi thắc mắc cắm implant có niềng răng được không, ta cùng tìm hiểu về những lưu ý khi thực hiện trồng răng implant. Việc cấy ghép implant nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, cơ địa của từng bệnh nhân cũng như chất liệu implant được lựa chọn. Để đảm bảo quy trình trồng răng an toàn và thực hiện trơn tru nhất, bác sĩ sẽ chụp X – quang kiểm tra, xác định tình trạng răng miệng cũng như tư vấn loại implant phù hợp với nhu cầu kinh tế người thực hiện.
Với những bệnh nhân thiếu răng nhưng có xương hàm tốt, mật độ xương đủ, chắc khỏe, ổ chân răng đủ sâu thì cấy implant cực kỳ đơn giản. Thông thường quá trình cấy ghép này chỉ mất khoảng 1 ngày và thời gian thực hiện dưới 60 phút. Bệnh nhân được theo dõi trong 6 – 14 tuần tiếp theo.
Với bệnh nhân mất răng có xương hàm dày tốt nhưng vị trí cấy ghép khó thực hiện hoặc phải chịu lực nhai nhiều cần thời gian cấy implant lâu hơn. Lúc này bác sĩ sẽ theo dõi sát sao sau cấy implant. Trường hợp mất nhiều thời gian hơn khi ghép implant là với bệnh nhân bị mất răng lâu, ổ răng không tốt, thể tích xương không đủ thì thời gian cấy ghép này phải kéo dài khoảng 6 tháng.
Nếu bạn đang bị mất răng bẩm sinh, có răng bị hỏng, sâu răng nặng hay răng hàm yếu, mất chức năng nhai, trồng răng giả bị hỏng thì nên cân nhắc trồng răng implant. Nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và những điều lưu ý
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc cắm implant có niềng răng được không, hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về trồng răng implant cũng như niềng răng và chủ động thực hiện sao cho phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể