Dịch hạch, hay còn được biết đến với tên gọi cái chết đen, là cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, lan rộng khắp châu Âu và châu Á từ giữa thế kỉ thứ XIV đến thế kỉ thứ XIX. Vậy đâu là ngọn nguồn của cơn dịch này và lời nguyền nghìn năm để lại cho hậu thế là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sức khỏe của Kenshin ngày hôm nay.
Bạn đang đọc: Cái chết đen: Cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại
Cho đến thời điểm hiện tại, cái chết đen vẫn là nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch đối với người dân trên thế giới. Đây được đánh giá là một trong những đại dịch thảm khốc nhất mà con người đã phải trải qua. Cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về cái chết đen bạn nhé.
Contents
Tổng quan về cái chết đen
Cái chết đen là tên gọi của đại dịch xảy ra vào giữa thế kỉ XIV ở các nước châu Á và châu Âu, trong đó, đỉnh điểm là ở châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1346 đến năm 1351.
Theo thống kê, đại dịch này đã giết chết 30 – 60% dân số của châu Âu, tương đương với 25 – 50 triệu người và làm giảm dân số toàn cầu từ 450 triệu người xuống còn 350 – 375 triệu người vào những năm 1440.
Cái chết đen được chia làm 3 nhóm bao gồm dịch hạch thể phổi, dịch hạch thể bạch huyết và dịch hạch thể nhiễm trùng, trong đó, dịch hạch thể nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Khi mắc bệnh dịch hạch, người bệnh sẽ có biểu hiện hạch nổi khắp cơ thể. Mạch máu trong các hạch vỡ, máu khô và biến thành những cục màu đen gây cản trở sự lưu thông máu. Chỉ vì sự hiện diện của các cục máu đen trên cơ thể nạn nhân mà thời đó, người ta gọi loại dịch bệnh này là cái chết đen. Ngoài ra, hiện tượng chảy máu cũng xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như phổi và gan dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua dịch đường hô hấp và đường hô hấp.
Nguyên nhân gây ra cái chết đen
Bệnh dịch hạch nằm trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử của nhân loại. Trong hàng trăm năm, nguyên nhân gây ra cái chết đen vẫn luôn là điều bí ẩn, thậm chí còn bị che giấu bởi những điều mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển tiến bộ của khoa học cùng với sự ra đời của kính hiển vi, cuối cùng thì “thủ phạm” gây ra căn bệnh chết người này cũng được tìm ra vào năm 1894 bởi một bác sĩ người Pháp tên là Alexandre Yersin.
Theo đó, cái chết đen gây ra bởi một loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae và người ta đặt tên loại vi khuẩn này là Yersinia pestis theo tên của người đã tìm ra nó.
Yersinia pestis là một loại vi khuẩn hình que vô cùng độc hại. Khi đi vào cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ làm vô hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách sản sinh độc tố và tiêu diệt các tế bào miễn dịch như đại thực bào. Các tế bào này bị loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể dễ dàng nhân lên một cách nhanh chóng mà không bị cản trở.
Các loài động vật hoang dã như chuột, sóc, thỏ, chó thảo nguyên… là vật chủ chứa mầm bệnh. Trong đó, chuột được coi là vectơ chính của dịch hạch bởi loài sinh vật này có mối liên hệ mật thiết với con người.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện Xenopsylla cheopis – một con bọ chét ký sinh trên chuột mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh dịch hạch ở người.
Sau khi hút máu vật chủ nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ bị tắc nghẽn trong vật trung gian truyền bệnh và lây bệnh cho con người thông qua các vết đốt, vết cắn. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này cũng có thể đi trực tiếp vào cơ thể người bằng đường thức ăn bị ô nhiễm, chứa mầm bệnh dịch hạch mà không qua vật trung gian truyền bệnh.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với người mang mầm bệnh qua tổn thương da và niêm mạc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng sợ này.
Triệu chứng của bệnh dịch hạch
Triệu chứng của dịch hạch sẽ căn cứ vào thể lâm sàng mà người bệnh mắc phải. Theo đó, ở mỗi thể lâm sàng, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Triệu chứng của thể hạch
Thể bạch huyết là thể bệnh phổ biến nhất của dịch hạch. Giai đoạn ủ bệnh của thể bạch huyết trung bình khoảng 2 – 5 ngày, thậm chí có thể kéo dài từ vài giờ đến 10 ngày. Lúc này, người bệnh vẫn chưa có biểu hiện lâm sàng.
Sang giai đoạn khởi phát, người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhức mỏi người, sốt cao, rét run, đau nhiều ở những vị trí sắp sưng hạch bạch huyết.
Sau giai đoạn khởi phát vài giờ hoặc vài ngày, người bệnh sẽ bước sang giai đoạn toàn phát. Viêm hạch tại những vị trí liên quan đến khu vực bị bọ chét đốt là biểu hiện đặc trưng của người bệnh ở giai đoạn này. Kèm theo đó, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề. Hạch viêm sưng to và gây đau, thường hóa mủ và tự vỡ nếu không được điều trị kịp thời.
Các biểu hiện của nhiễm trùng nhiễm độc nặng bao gồm:
- Sốt cao liên tục;
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi;
- Li bì và có thể có mê sảng;
- Xung huyết da, niêm mạc;
- Môi khô, lưỡi bẩn;
- Tim đập nhanh, thở nhanh;
- Nước tiểu ít và đậm màu;
- Tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp triệt sản nữ khi sinh mổ là gì?
Triệu chứng của dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết
Khác với thể bạch huyết, ngay cả khi hạch ngoại vi chưa viêm, bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng lâm sàng như:
- Sốt cao trên 40 độ kèm theo các cơn rét run;
- Kích động, mê sảng hoặc li bì trong các trường hợp nặng hơn;
- Chướng bụng, tiêu chảy;
- Da, niêm mạc và các cơ quan có dấu hiệu xuất huyết;
- Rối loạn tim mạch và hô hấp.
Ở thể này, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao, thường là 1 – 2 ngày đầu.
Triệu chứng của dịch hạch thể phổi
Sau thời gian ủ bệnh ngắn, bệnh khởi phát rất đột ngột. Chỉ sau một vài giờ, các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc bắt đầu xuất hiện và nặng dần:
- Sốt rất cao trên 40 độ kèm rét run;
- Nhức đầu và mệt mỏi;
- Mạch nhanh, huyết áp tụt;
- Khó thở, thở nhanh nông;
- Ho có đờm và máu, chứa nhiều vi khuẩn.
So với thể phổi tiên phát, dịch hạch thể phổi thứ phát sau thể nhiễm khuẩn huyết và thể bạch huyết hay gặp hơn, tiên lượng cũng nặng hơn với tỷ lệ tử vong cao trong vòng 1 – 2 ngày đầu của bệnh.
Điều trị bệnh dịch hạch
Dịch hạch tuy vô cùng nguy hiểm nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh sẵn có.
Nguyên tắc điều trị bệnh dịch hạch bao gồm:
- Chẩn đoán và điều trị ngay khi có chẩn đoán.
- Thành lập các khu vực cách ly người bệnh: Có thể là trạm y tế, khoa truyền nhiễm của một bệnh viện, thậm chí là một phòng điều trị cách biệt với các khu điều trị khác.
- Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần được kết hợp cùng với điều trị nâng đỡ toàn trạng.
Các biện pháp điều trị nâng đỡ toàn trạng có thể kể đến như truyền dịch, bù nước và điện giải, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, an thần… Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng của suy hô hấp, suy tuần hoàn hay xuất huyết, cần tiến hành hồi sức tích cực.
>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh ung thư da hắc tố sống được bao lâu?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái chết đen. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về cái chết đen, nguyên nhân, triệu chứng cũng như hướng điều trị bệnh dịch hạch. Chúc bạn sẽ có được nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi đồng hành cùng Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể