Chúng ta được khuyên rằng nên uống 2 lít nước (tương đương với 8 cốc nước) mỗi ngày để mọi hoạt động trong cơ thể được diễn ra trơn tru và hiệu quả. Nhưng điều này liệu có phải là mẫu số chung với tất cả mọi người?
Bạn đang đọc: Cách tính lượng nước bạn cần uống mỗi ngày là bao nhiêu
Khoảng 70% trọng lượng cơ thể chúng ta là nước. Nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng với mọi hoạt động của cơ thể vì nó có mặt hầu hết ở mọi cơ quan. Trong đó, não và tim có 73% là nước và phổi là khoảng 83%. Da chứa 64%, cơ bắp và thận là 79%, và xương là 31%. Chính vì tầm ảnh hưởng của nước đối với cơ thể nên chúng ta thường được gợi ý nên uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Đây được xem là ‘tỉ lệ’ vàng’ cho tất cả mọi người. Nhưng trên thực tế thì bạn cần uống nước phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Uống nước đầy đủ giúp cơ thể hoạt động linh hoạt hơn.
Contents
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần
Có rất nhiều nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần mỗi ngày, bao gồm:
Giới tính và độ tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, cơ thể cần một lượng nước khác nhau. Tương tự như giữa nam và nữ cũng có mức độ nước phù hợp riêng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em có tỷ lệ nước cao nhất.
- Đàn ông trưởng thành có mức nước cao tiếp theo.
- Phụ nữ trưởng thành có tỷ lệ nước thấp hơn trẻ sơ sinh hoặc nam giới.
Cân nặng: Người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn nên thường sẽ dễ bị mất nước hơn. Đàn ông và phụ nữ béo phì có tỷ lệ phần nước ít hơn so với người gầy. Bên cạnh việc uống nước để giữ cho cơ thể đủ nước thì nó cũng giúp bạn giảm cân.
Môi trường: Sinh sống tại vùng có nhiệt độ cao, thời tiết nóng thì sẽ cần nhiều nước hơn. Ngược lại những người sống gần biển hoặc đại dương, nơi có độ ẩm cao hơn, thì cơ thể sẽ ít cần nước hơn.
Luyện tập: Những người phải vận động thường xuyên sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn người ngồi một chỗ làm việc, vì vậy mà họ cũng cần cung cấp một lượng nước cao hơn người khác để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt trong quá trình tập luyện, vận động.
Tìm hiểu thêm: Đừng nhầm lẫn giữa u cột sống với thoát vị đĩa đệm
Người thường xuyên vận động cần uống nhiều nước để bù đắp lượng bị thiếu hụt.Ngoài các yếu tố trên thì cũng không thể bỏ qua các điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như:
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Khi mang thai, các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ nên uống nhiều nước hơn bình thường.
Tình trạng sức khỏe tổng thể: Những bệnh như sốt hoặc tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhanh hơn bình thường. Trong những trường hợp này, uống thêm nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mất nước.
Cách tính lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày
Tạm bỏ qua thước đo bằng 8 cốc nước mỗi ngày, có một cách tốt hơn để bạn biết được thật sự cơ thể mình cần bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ.
Lượng nước bạn cần uống mỗi ngày = số cân nặng của bạn (Kg) x 0,033
Sau khi tính được lượng nước, bạn cần lên một kế hoạch để đáp ứng đủ cho cơ thể lượng nước đó. bạn có thể sử dụng các ứng dụng nhắc uống nước, hoặc tạo một tờ giấy ghi chú thời gian uống nước và dán nó ở nơi bạn thường để mắt đến. Ví dụ, mỗi buổi sáng ngủ dậy với 1 – 2 cốc nước lúc bụng còn đói sẽ giúp thải loại những độc tố trong cơ thể cũng như tăng tốc độ trao đổi chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể để bạn bắt đầu ngày mới khỏe mạnh hơn.
Một điều bạn cần lưu ý rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần uống mỗi ngày. Điều quan trọng hơn hết là bạn cần lắng nghe cơ thể mình đang nói gì.
Những sản phẩm có thể thay thế nước
Nếu việc uống những cốc nước trong suốt, không mùi, không vị cả ngày khiến bạn cảm thấy nhàm chán thì bạn có thể giúp khẩu vị của mình tốt hơn bằng cách cung cấp nước thông qua những loại trái cây, rau củ chứa nhiều nước. Ví dụ như dưa hấu, cam, dưa chuột chứa hơn trong mình hơn 80% là nước. Các loại canh, súp và đồ uống khác như cà phê, trà cũng có thể bổ sung thêm nước cho bạn.
>>>>>Xem thêm: Sau khi nhổ răng số 8 có bị hóp má không?
Những món canh, súp cũng góp phần cung cấp nước cho cơ thể.Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc cấp nước cho cơ thể không gì tốt hơn là nước tinh khiết. Vì vậy hãy cố gắng xây dựng thói quen uống nước hằng ngày bạn nhé.
Trần Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể