Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh

HIV là căn bệnh có thể lấy đi tính mạng con người sau một thời gian dài chống chọi. Đây cũng là bệnh lây qua nhiều đường khác nhau và khả năng lây nhiễm nhanh chóng nên cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất ai cũng nên nắm rõ và áp dụng cách phòng chống HIV để bảo vệ bản thân.

Bạn đang đọc: Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh

Phòng chống HIV thực ra không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 cách phòng chống HIV hiệu quả, giúp bạn bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

Thế nào là bệnh HIV/AIDS?

Trước khi tìm hiểu về phòng chống HIV, bạn cũng cần hiểu bệnh HIV/AIDS là gì và nguy hiểm ra sao. HIV là viết tắt của cụm từ Human Immuno-deficiency Virus, đây là một loại virus có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hệ miễn dịch, cơ thể mất khả năng miễn dịch nên ngày một suy yếu và rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Vậy AIDS là gì? AIDS là từ viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom – giai đoạn cuối của bệnh HIV. Ở giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã rất suy yếu, khiến người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, nhiễm khuẩn,…

Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh 1

HIV/AIDS là “căn bệnh thế kỷ” khi xâm nhập và gây suy giảm hệ miễn dịch

Cách thức lây nhiễm bệnh HIV

Để có thể phòng chống HIV tốt hơn, bạn cần nắm được cách thức lây nhiễm của bệnh. HIV chỉ có thể lây truyền qua dịch cơ thể, ví dụ như máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch hoặc sữa mẹ,…

Virus HIV không tồn tại quá lâu từ sau khi ra khỏi cơ thể con người, ví dụ như trên bề mặt bàn, ghế,… và chúng cũng không thể sinh sôi, nảy nở nhiều hơn khi đã ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, HIV không lây qua các đường như:

  • Muỗi, bọ ve hoặc côn trùng cắn.
  • Nước bọt, nước mắt, mồ hôi của người bệnh nhưng không lẫn máu sẽ không làm lây truyền HIV.
  • Hành động ôm, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, ăn chung đĩa, muỗng hoặc hôn xã giao không phải con được lây nhiễm HIV.
  • Một số hoạt động tình dục không liên quan đến trao đổi chất dịch của cơ thể, ví dụ như sờ hoặc chạm cũng không phải con đường lây bệnh từ người nhiễm HIV sang người khỏe mạnh.

Khi số lượng, tải lượng virus trong cơ thể người bệnh giảm xuống thì khả năng gây bệnh, lây bệnh cho người khác cũng giảm. Người bệnh đang mắc HIV nhưng có sử dụng liệu pháp kháng virus như thuốc kháng HIV sẽ có tải lượng virus trong cơ thể rất thấp, thậm chí không thể phát hiện nên khả năng lây truyền HIV sang người khác cũng giảm hơn nhiều so với người có tải lượng HIV trong cơ thể ở mức cao.

Tuy vậy, một số trường hợp bệnh nhân bị HIV vẫn có thể có khả năng lây truyền HIV sang người khác do:

  • HIV vẫn có thể được tìm thấy trong dịch cơ thể như tinh dịch, dịch tiết âm đạo,… vì xét nghiệm tải lượng virus HIV chỉ thực hiện trên máu người bệnh nên không chắc rằng những dịch tiết khác cũng có tải lượng virus tương tự.
  • Tải lượng virus của người bệnh có thể tăng lên giữa những lần xét nghiệm khác nhau, không có sự ổn định nên vẫn có thể lây truyền cho người khác.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể là nguyên nhân làm tăng tải lượng virus HIV trong cơ thể người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Những món ăn bồi bổ sức khỏe cho người bị suy nhược

Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh 2
HIV có thể truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu hoặc dịch cơ thể như dịch tiết âm đạo, tinh dịch,…

Phương án phòng chống HIV

Bệnh HIV là căn bệnh rất nguy hiểm và lây truyền nhanh chóng thông qua nhiều cách thức như mẹ sang con, lây qua đường tình dục,… Chính vì vậy, bất cứ ai cũng nên hiểu rõ phòng chống HIV như thế nào để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh khỏi căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng này.

Không tiêm chích hoặc sử dụng ma túy

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi muốn phòng chống HIV, đó là tuyệt đối không sử dụng ma túy trong bất cứ hoàn cảnh nào, bao gồm cả các chất kích thích. Những chất này đều có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người dùng, dẫn đến nguy cơ thực hiện các hành vi không an toàn, từ đó tăng khả năng mắc bệnh HIV.

Một số loại thuốc cần lưu ý để phòng chống HIV như thuốc tiêm tĩnh mạch,… khi tiêm có tiếp xúc với máu nên làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu sử dụng không đúng cách.

Quan hệ tình dục an toàn

Bệnh HIV có thể lây và lây rất nhanh qua đường tình dục nên điều quan trọng bạn cần nhớ để phòng chống HIV, đó là quan hệ tình dục an toàn. Hãy luôn quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su nếu bạn quan hệ với người mắc bệnh HIV và tốt nhất nên thường xuyên xét nghiệm HIV. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng bao cao su không tránh được 100% nguy cơ nhiễm HIV và bệnh lây qua đường tình dục nếu bao cao su bị rách, thủng hoặc dùng sai cách.

Tránh chạm vào máu và dịch cơ thể của người khác

Thực ra rất khó để nhận biết ai mắc bệnh HIV hoặc không nên bạn cần tránh tuyệt đối việc chạm vào dịch cơ thể hoặc máu của người khác để bảo vệ bản thân trước căn bệnh HIV. Những dịch tiết cơ thể của người khác bạn cần tránh là:

  • Tinh dịch;
  • Dịch tiết âm đạo;
  • Niêm mạc trực tràng;
  • Sữa mẹ;
  • Dịch ối hoặc dịch não tủy;
  • Dịch trong khớp gối.

Không dùng chung bơm kim tiêm

Một cách nữa bạn cần lưu ý để có thể phòng chống HIV/AIDS hiệu quả, đó là tuyệt đốt không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác trong bất cứ trường hợp nào. Dùng chung kim tiêm có dính máu sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh HIV nên nếu đi tiêm phòng hoặc dùng thuốc tiêm tĩnh mạch, bạn cần để ý bơm kim tiêm có phải loại mới xé bao bì không, có dấu hiệu đã sử dụng rồi hay không.

Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh 3

>>>>>Xem thêm: Say cà phê bao lâu thì hết và các cách phòng tránh say hiệu quả

Cách phòng chống HIV – Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm

Điều trị HIV khi mang thai

Hiện nay, tất cả phụ nữ mang thai đều được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nguy cơ nhiễm HIV. Việc thực hiện xét nghiệm này gần như bắt buộc trong giai đoạn sàng lọc trước khi sinh con.

Người mẹ nếu nhiễm HIV mà không được điều trị có thể lây truyền sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc khi cho con bú. Vì vậy để phòng chống HIV cho trẻ nhỏ, người mẹ mắc bệnh HIV cần điều trị và theo dõi trong suốt thai kỳ để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm sang con.

Hy vọng qua bài viết trên đây từ Kenshin đã giúp bạn biết cách phòng chống HIV hiệu quả, giữ an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu nhiễm HIV hoặc bạn tình nhiễm bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *