Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn mà bạn nên biết

Nhiều người chọn cách nặn mụn bằng cây nặn mụn để lấy chân mụn nhằm hỗ trợ quá trình điều trị mụn nhưng chưa biết cách nặn mụn bằng cây nặn mụn sao cho hiệu quả mà vẫn an toàn cho da. Nếu bạn là một trong số đó thì bài viết dưới đây là dành cho bạn!

Bạn đang đọc: Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn mà bạn nên biết

Với công dụng dùng để nặn mụn, cây nặn mụn là một vật dụng quá đỗi quen thuộc với phái đẹp bởi tính tiện lợi và dễ sử dụng của nó. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách nặn mụn bằng cây nặn mụn hiệu quả mà không gây hại cho da. Vậy làm thế nào để sử dụng cây nặn mụn theo đúng cách của nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn an toàn cho da

Có tất cả 5 bước trong quy trình nặn mụn bằng bằng cây nặn mụn:

Bước 1: Vệ sinh dụng cụ nặn mụn và rửa tay thật sạch:

Dụng cụ nặn mụn, cụ thể là cây nặn mụn cần được vệ sinh và sát trùng sạch sẽ trước và sau khi sử dụng cho mục đích nặn mụn. Bạn có thể khử trùng bằng cách nhúng qua cồn hoặc trụng qua nước sôi vài phút để đảm bảo dụng cụ đã thật sạch.

Trong quá trình nặn mụn, chúng ta sử dụng tay và khả năng cao là tay sẽ tiếp xúc với da mặt nhiều do đó bạn cũng cần rửa tay thật sạch. Bởi tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nếu không may trong quá trình nặn mụn mà vi khuẩn ở tay xâm nhập lên da mặt, đặc biệt là những vùng da bị tổn thương tạo thành vết thương hở do nặn mụn thì dễ gây nhiễm trùng. Bạn có thể rửa tay với xà bông cục hoặc nước rửa tay.

Bước 2: Rửa sạch mặt:

Trước khi nặn mụn, bạn cũng nên rửa mặt thật sạch với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH từ 5 đến 6 độ, ưu tiên những sản phẩm không hạt hoặc có hạt nhỏ, không làm trầy xước da. Bước này có tác dụng loại bỏ những hạt bụi bẩn, tế bào chết trên da, giúp da thông thoáng hơn.

Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn mà bạn nên biết 1

Bước thứ hai trong quy trình cách nặn mụn bằng cây nặn mụn là rửa mặt

Bước 3: Xông hơi cho da mặt:

Sau bước rửa mặt, nếu được bạn nên xông hơi cho mặt bằng nước ấm. Bước này sẽ làm lỗ chân lông trên mặt giãn nở, thải ra một lượng chất độc hại trên mặt. Cùng với đó, bước này còn có tác dụng mở đường cho những nốt mụn mềm và dễ nặn hơn.

Ở bước này bạn có thể sử dụng nước sạch đun sôi, để nguội khoảng 80 độ và xông hơi trong 10 phút. Nếu có điều kiện hơn bạn cũng có thể pha thêm một số loại tinh dầu như hoa cúc, oải hương,… Sau 10 phút, bạn rửa lại bằng nước sạch và thấm khô da mặt bằng khăn hoặc bông tẩy trang.

Tìm hiểu thêm: 6 lợi ích sức khỏe không ngờ của lá hẹ đối với trẻ em

Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn mà bạn nên biết 2
Xông mặt giúp lỗ chân lông giãn nở, thải độc trên da

Bước 4: Tiến hành nặn mụn:

Trước hết, bạn cần tẩm cồn vào bông và xoa nhẹ lên nốt mụn để sát khuẩn. Sau đó sử dụng cây nặn mụn đã được khử khuẩn trước đó ấn nhẹ theo chiều ngược lỗ chân lông một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Không nên dùng nhiều sức để tránh gây tổn thương cho da. Sau khi mụn ra cồi, cần nặn hết mủ và nước vàng ra, sau đó lau sạch bằng bông gòn và nhớ là không để dính sang các vùng da khác. Cuối cùng, lau lại bằng nước muối sinh lý để sát trùng. Cứ như vậy, tiếp tục các thao tác như trên với những nốt mụn còn lại trên mặt.

Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn mà bạn nên biết 3

>>>>>Xem thêm: Các cách khử mùi thuốc lá trong phòng bạn nên biết

Nặn mụn theo chiều ngược lỗ chân lông để mụn dễ ra hơn

Bước 5: Vệ sinh lại sau khi nặn xong mụn:

Sau khi xử lý xong tất cả các nốt mụn trên mặt theo hướng dẫn ở bước 4, bạn hãy vệ sinh lại mặt một lần cuối bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm có tính sát khuẩn dành cho da mụn hoặc da dầu. Như vậy là hoàn thành các bước trong hướng dẫn cách nặn mụn bằng cây nặn mụn đơn giản cho bạn tại nhà.

Những lưu ý trong quá trình nặn mụn

Trong quá trình nặn mụn, nếu bạn đã làm theo hướng dẫn ở bước số 4 nhưng mụn vẫn không ra thì có thể mụn chưa đủ “già”. Bạn không nên cố gắng nặn làm tổn thương da mà nên dừng lại và chờ thêm một vài ngày để mụn đủ “già” và quay lại nặn sau.

Đối với các loại mụn trứng cá như mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,.. thì không nên nặn mụn bằng cây nặn mụn như thế này. Bởi nếu áp dụng cách này có thể dẫn đến rủi ro cao đó là tình trạng mụn tệ hơn.

Chỉ nên dùng cách nặn mụn bằng cây nặn mụn cho các loại mụn như mụn đầu đen, mụn cám, mụn đầu trắng.

Những lưu ý sau quá trình nặn mụn

Không phải nặn mụn xong là xong mà sau khi nặn mụn các bạn vẫn nên chú ý các vấn đề chăm sóc da. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, da bị tổn thương và rất cần được bảo vệ, cụ thể bạn nên:

  • Chườm đá lên các vết mụn đã được nặn để giảm sưng trong những những ngày đầu sau khi nặn mụn.
  • Sử dụng thêm kem trị mụn phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ mụn lành nhanh hơn.
  • Tuyệt đối không bỏ qua bước chống nắng, nhất là sau khi nặn mụn.
  • Chăm sóc da kỹ hơn bằng cách cung cấp dưỡng chất, đắp mặt nạ dịu nhẹ, phù hợp để nhanh nhanh phục hồi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách nặn mụn bằng cây nặn mụn và những lưu ý trong và sau quá trình nặn mụn. Chúc bạn đọc áp dụng thành công và sở hữu cho mình một làn da khỏe đẹp!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *