Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1

Một trong những kỹ năng quan trọng bé cần học khi vào lớp 1 là kỹ năng viết chính tả. Để giúp bé có thể tự tin trong những nét chữ đầu đời, cha mẹ có thể áp dụng cách dạy bé viết chữ từ thời điểm trước khi bé chính thức bước vào tiểu học.

Bạn đang đọc: Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1

Người Việt ta có câu “luyện nét chữ, rèn nết người” ý nói tầm quan trọng của việc luyện viết chữ đẹp. Luyện viết là một trong những kỹ năng đầu tiên mà trẻ được học khi vào lớp 1. Để con có thêm hành trang tự tin bước vào hành trình mới, cha mẹ có thể áp dụng cách dạy bé viết chữ tại nhà từ trước khi con chính thức vào lớp 1 khoảng 2 – 3 tháng.

Quy tắc khi áp dụng cách dạy bé viết chữ

Để việc dạy bé viết chữ đẹp hiệu quả nhất, trước tiên, cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau đây:

  • Nguyên tắc 1 – Dạy con cách cầm bút đúng trước khi dạy con tập viết: Bé cần cầm bút bằng 3 ngón gồm ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Đầu ngón tay trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2cm. Khi viết, bé cầm bút hơi nghiêng về bên phải khoảng 45 – 60 độ. Bút được điều khiển bởi cả cổ tay và ngón tay. Lòng bàn tay và cánh tay phải nằm trên 1 đường thẳng. Bạn hãy hướng dẫn bé cầm bút chắc chắn nhưng không quá chặt tay hay gồng cứng vì dễ gây mỏi tay.
  • Nguyên tắc 2 – Dạy con tư thế ngồi học đúng, phòng ngừa cong vẹo cột sống hay cận thị: Mặt bàn ngang gần ngực nhưng không chạm ngực. Trẻ ngồi hai chân dang rộng bằng vai. Trọng lượng cơ thể dồn lên hông và đùi, lưng giữ thẳng. Hai tay mở rộng thoải mái, không bị cản trở bởi bất cứ đồ vật gì. Ngoài ngồi đúng tư thế, trẻ cũng cần được hướng dẫn đặt vở đúng vị trí để trong khi viết, tư thế của trẻ không bị sai lệch.

Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1 1

Cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc nhất định khi áp dụng cách dạy bé viết chữ
  • Nguyên tắc 3 – Dạy con viết chắc các nét cơ bản rồi mới học viết vần, viết chữ: Bạn cần dạy bé viết chắc các nét cơ bản như nét thẳng, nét xiên, nét cong, nét móc… rồi mới bắt đầu học viết từng chữ cái. Khi viết từng chữ cái đã đẹp rồi bé mới nên được dạy viết vần và viết chữ. Chỉ có như vậy bé mới có thể viết chữ đẹp.
  • Nguyên tắc 4 – Rèn thói quen luyện chữ mỗi ngày để làm quen với sự kỷ luật khi chính thức vào lớp 1: Các bé mầm non đang quen với sự tự do, không bị gò bó bởi các nguyên tắc học tập. Trước khi vào lớp 1 cha mẹ đã nên rèn cho bé thói quen ngồi vào bàn học mỗi ngày để luyện chữ. Việc này vừa là dạy bé viết chữ, vừa là rèn tính kỷ luật học tập cho bé.

Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1

Dưới đây là một số cách dạy bé viết chữ cha mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay:

Dạy viết nét trước – chữ sau

Trước khi dạy bé tập viết, cha mẹ hãy đảm bảo bé có thể nhận biết và gọi tên chính xác các nét cơ bản và các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Sau đó, cha mẹ mới bắt đầu dạy bé viết đẹp các nét cơ bản trước khi viết chữ cái. Các nét cơ bản mà bé cần luyện viết chắc tay gồm:

  • Nhóm nét thẳng bao gồm các nét thẳng đứng, thẳng dọc, thẳng ngang.
  • Nhóm nét cong bao gồm cong kín, cong hở, cong trái, cong phải, cong đều.
  • Nhóm nét móc bao gồm nét móc xuôi, nét móc ngược.
  • Nhóm nét khuyết gồm nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược.
  • Nhóm nét hất và cách viết các dấu phụ.

Tìm hiểu thêm: Protein thực vật có tăng cơ không? 7 loại protein thực vật phổ biến

Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1 2
Nguyên tắc luyện nét trước, luyện chữ sau

Sau khi viết thành thạo và viết đẹp các nét, cha mẹ mới nên dạy bé viết từng chữ cái, từng từ rồi mới đến từng câu. Ban đầu trẻ nên luyện viết chữ cái thường và viết cỡ chữ 2 li. Sau khi trẻ viết đẹp và thành thạo chữ 2 li mới chuyển sang luyện viết chữ nhỏ 1 li. Khi trẻ luyện thành thạo cách viết các chữ in thường, bạn mới nên dạy trẻ nguyên tắc viết hoa và cách viết chữ cái in hoa.

Cách dạy bé viết chữ theo từng nhóm chữ cụ thể

Bạn có thể áp dụng cách dạy bé viết chữ theo các nhóm chữ tương đồng. Ví dụ: Nhóm chữ có cấu tạo gồm các nét móc xuôi, móc ngược, móc 2 đầu (i, u, ư, t, n, m, v, r), nhóm chữ có nét khuyết xuôi, khuyết ngược (l, b, h, k, y, p), nhóm chữ cấu tạo gồm các nét cong kín, nét cong hở (o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s). Khi bé học các nét kết hợp với nhóm chữ tạo thành từ các nét đó, bé có thể luyện viết dễ dàng hơn.

Khơi gợi hứng thú tập viết qua các trò chơi

Không nhất thiết lúc nào dạy viết cho trẻ bạn cũng cần yêu cầu trẻ ngồi vào bàn học. Có rất nhiều hình thức học sáng tạo và thú vị khác mà các bé rất thích như: Tập viết chữ trên cát, nặn chữ bằng đất nặn, cắt dán theo chữ được yêu cầu, xếp đá thành hình chữ cái,… Những trò chơi này sẽ giúp bé ghi nhớ mặt chữ, học chữ cái chứ không thiên về luyện chữ đẹp.

Lưu ý khi dạy bé viết chữ cha mẹ cần nhớ

Trước khi dạy bé viết chữ, cha mẹ cần làm “công tác tư tưởng” để bé hiểu rõ vì sao cần luyện chữ và việc luyện chữ cần tuân theo nguyên tắc gì. Bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn với bé mong muốn của mình về thái độ hợp tác của con. Khi bé nhận thức được tầm quan trọng của việc luyện chữ, bé sẽ bắt đầu công việc này một cách nghiêm túc nhất có thể.

Trước khi áp dụng cách dạy bé viết chữ, cha mẹ cũng cần chuẩn bị cho bé một chiếc bàn học riêng với dụng cụ học tập đầy đủ. Việc này giúp bé làm quen dần với việc học khi vào lớp 1. Khi có một không gian học tập riêng, bé cũng có thể dễ dàng rèn luyện thói quen và kỷ luật học tập.

Cách dạy bé viết chữ cha mẹ cần biết khi con vào lớp 1 3

>>>>>Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Mắt Trung ương

Hãy thử nhiều cách khác nhau và chọn ra những cách bé thấy hứng thú nhất bạn nhé!

Ngoài ra, việc bé viết được dễ dàng và viết đẹp được hay không cũng phụ thuộc một phần rất lớn vào loại bút viết của bé. Trong kỳ học đầu tiên của lớp 1, các bé thường được luyện viết bằng bút chì. Vì vậy, khi luyện viết tại nhà cho bé bạn cũng nên tham khảo ý kiến các cô giáo và mua loại bút chì phù hợp.

Trên hành trình luyện viết, sẽ không tránh khỏi những lúc bé chán nản, uể oải vì mỏi tay. Bạn không nên “giao chỉ tiêu” quá nhiều dễ khiến bé mất hứng thú. Chỉ cần luyện viết mỗi ngày một chút nhưng duy trì đều đặn hàng ngày sẽ hiệu quả hơn học dồn, học ép. Cha mẹ cũng đừng quên động viên, khích lệ bé kịp thời và tránh quát mắng, gây áp lực cho bé.

Trên đây là những thông tin về cách dạy bé viết chữ cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Cùng con tập viết cũng là một cách thú vị để các bậc cha mẹ đồng hành cùng con. Đặc biệt, khi thử tập viết cùng con, bạn có thể hiểu được cảm giác khó khăn và mỏi tay của bé để đồng cảm. Hãy thật thoải mái và nhẹ nhàng để những giờ phút học cùng con sẽ tạo sự kết nối mạnh mẽ với trẻ cha mẹ nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *