Có một thực tế cần nhìn nhận là số lượng trẻ em chậm nói đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp các bậc cha mẹ áp dụng cách dạy bé nhanh biết nói phù hợp với từng bé.
Bạn đang đọc: Cách dạy bé nhanh biết nói đơn giản nhưng hiệu quả cao
Từ 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ một số từ đơn giản. Từ 12 – 15 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói được từ đôi có nghĩa. Có những bé nhanh biết nói 15 tháng đã có thể nói một câu ngắn 3 – 4 chữ. Tuy nhiên, cũng có trẻ dù đã 2 – 3 tuổi nhưng con vẫn chưa biết nói, nói ngọng, lười nói khiến các bậc cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Trong trường hợp này, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn tìm ra nguyên nhân và biết cách dạy bé nhanh biết nói hiệu quả.
Contents
Bé chậm nói nguyên nhân do đâu?
Những người thân gần gũi nhất và hàng ngày vẫn chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Quá trình trẻ nghe và sao chép, học hỏi ngôn ngữ từ những người xung quanh gọi là quá trình trẻ “thụ đắc ngôn ngữ”. Vì vậy, những người xung quanh ít nói chuyện, ít tương tác với trẻ, không dạy trẻ tập nói thì khả năng cao trẻ sẽ chậm nói.
Một hình ảnh khá thường gặp hiện nay là trẻ em thường được cho xem điện thoại, tivi, ipad quá nhiều. Khi trẻ bị thu hút bởi hình video hấp dẫn, trẻ sẽ không có nhu cầu tương tác với thế giới xung quanh. Hậu quả là người chăm sóc trẻ sẽ nhàn hơn, cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc riêng hơn nhưng trẻ cũng sẽ chậm nói hơn.
Ngoài ra, chậm nói cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều rối loạn phát triển ở trẻ. Đó có thể là các vấn đề về não bộ ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng vận động và ngôn ngữ của trẻ. Đó có thể là những vấn đề ở dây thanh quản khiến trẻ khó khăn trong việc phát âm. Đó cũng có thể là tình trạng trẻ bị suy giảm thính lực, hạn chế về khả năng nghe khiến trẻ không thể học ngôn ngữ như những trẻ bình thường và dẫn đến chậm nói.
Các bác sĩ cũng đề cập đến các vấn đề về tâm lý, tâm thần như một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Những trẻ này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến chậm phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội lâu dài.
Cách dạy bé nhanh biết nói đơn giản nhưng hiệu quả cao
Muốn giúp trẻ chậm nói có thể bật âm dễ dàng, tăng vốn từ vựng, hình thành kỹ năng giao tiếp, cha mẹ sẽ cần dành nhiều thời gian và công sức cho những cách dạy bé nhanh biết nói như dưới đây:
Trò chuyện thường xuyên với trẻ hơn
Thay vì phó mặc bé với đống đồ chơi, cái tivi hay ipad, cha mẹ nên tận dụng mọi khoảng thời gian để trò chuyện cùng trẻ. Hãy trò chuyện với con ngay cả khi tắm, khi ăn, khi vui chơi… Vừa trò chuyện, giải thích để tăng hứng thú cho trẻ về thế giới xung quanh, cha mẹ có thể tích cực đặt câu hỏi và khuyến khích bé phản hồi. Sau mỗi lần bé phản hồi, bạn có thể chỉnh âm, chỉnh sửa cách nói giúp trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời
Đọc sách cho trẻ chậm nói nghe
Đọc sách cũng là cách vô cùng hiệu quả giúp trẻ mở rộng vốn từ và phát triển tư duy sáng tạo. Đọc sách khác xem tivi ở chỗ trẻ sẽ phải tự hình dung, liên tưởng theo ngôn ngữ. Bằng cách này, trẻ cũng có thể hiểu rõ hơn về các từ và biết cách vận dụng chúng trong quá trình giao tiếp sau này.
Cách dạy bé nhanh biết nói bằng âm nhạc
Từ lâu, âm nhạc trị liệu đã được coi là phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe và các chức năng của trẻ. Sức mạnh của cách dạy bé nhanh biết nói bằng âm nhạc vượt qua cả ngôn ngữ lời nói, tác động mạnh đến cảm xúc, tình cảm của trẻ. Bạn có thể cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi có giai điệu tươi vui. Điều này mang đến cho trẻ một tâm trạng tích cực, vui vẻ. Khi trẻ hứng thú với bài hát, trẻ cũng học cách hát theo và nói được thêm nhiều từ mới.
Để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử
Muốn dạy bé tập nói hiệu quả, trước hết bạn cần để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử khiến trẻ hình thành thói quen giao tiếp 1 chiều, tức là chỉ nghe chứ không nói. Nếu sử dụng chúng quá nhiều và lâu ngày có thể khiến trẻ lười nói. Trẻ 2 – 5 tuổi không nên xem tivi quá 1 tiếng mỗi ngày. Nhưng với những trẻ đang trong tình trạng chậm nói, tốt nhất, bạn nên để trẻ tránh xa những thiết bị này.
Tạo môi trường giao tiếp tối đa cho trẻ
Ngoài việc cha mẹ tăng cường giao tiếp với con, họ cũng có thể tạo môi trường giao tiếp tối đa cho trẻ bằng cách cho bé tham gia các khóa học theo sở thích, tham gia các chương trình ngoại khóa, cho trẻ ra ngoài chơi… Hãy thay đổi không gian để trẻ em hứng thú hơi với việc giao tiếp, kích thích sự tò mò ham hỏi ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp gây mê phẫu thuật tim mạch
Lưu ý khi áp dụng cách dạy bé nhanh biết nói
Khi áp dụng các cách dạy bé nhanh biết nói, cha mẹ hay người thân của bé cần ghi nhớ nguyên tắc:
- Dạy bé nói theo mức độ từ dễ đến khó.
- Cần kiên trì, không gây áp lực cho trẻ, không khiến trẻ hoảng sợ hay chán nản.
- Không cười cợt khi trẻ phát âm sai.
- Luôn động viên, khích lệ và ghi nhận sự cố gắng của trẻ.
Mỗi bậc cha mẹ sẽ là người thấu hiểu con mình hơn ai hết. Vì vậy, cha mẹ có thể dễ dàng lựa chọn được những cách dạy con phù hợp nhất. Với trẻ yêu thích động vật, cha mẹ có thể thường xuyên cho bé đi tham quan vườn thú. Với trẻ thích bơi lội, cha mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học bơi…
Dạy bé tập nói cần theo một lộ trình và cần phù hợp với khả năng của từng bé. Bạn nên bắt đầu từ việc khuyến khích bé bật âm nhiều hơn, nói từng âm rõ ràng, nói từng từ chính xác rồi mới đến nói 2 từ, nói cả câu…
Sẽ không dễ dàng khi áp dụng các cách dạy bé nhanh biết nói ở những trẻ chậm nói. Càng để tình trạng chậm nói diễn ra lâu, việc dạy bé sẽ càng khó khăn hơn và bé sẽ mất đi nhiều cơ hội học hỏi, tương tác, phát triển bản thân theo đúng lứa tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện chứng chậm nói ở trẻ, cho con đi khám để được chuyên gia tư vấn về cách khắc phục phù hợp thay vì áp dụng các mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói tại nhà.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể